Bài viết liên quan

Bulong inox là một loại bulong được sử dụng rộng rãi từ lĩnh vực đời sống đến lĩnh vực sản xuất. Chúng có vai trò trung gian quan trọng trong việc lắp ghép, liên kết giữa các kết cấu thép lại với nhau. BUL – Là đơn vị chuyên nhập khẩu, sản xuất gia công dòng sản phẩm này với số lượng lớn chúng tôi cam kết chất lượng đảm bảo, chủng loại đa dạng và giá thành thì vô cùng hợp lý.

✅ Sản phẩm ⭐ Đa dạng chủng loại
✅ Giá thành ⭐ Rẻ nhất thị trường
✅ Đội ngũ tư vấn ⭐ Tư vấn nhiệt tình 24/7
✅ Thời gian bảo hành ⭐ 12 Tháng
✅ Kích thước ⭐ M3 – M64
✅ Vận chuyển ⭐ Giao hàng thần tốc

1. Bulong inox là gì?

Bulong inox là gì?
Bulong inox là gì?

Bulong inox được định nghĩa đơn giản là một loại bu-long được làm từ chất liệu inox. Chúng được ví như một dạng dây buộc có ren bên ngoài để liên kết chặt chẽ với ốc vít. Người ta thường dùng bu-lôg để lắp ráp, liên kết hoặc ghép nối các chi tiết thành hệ thống, khối.

Nguyên lý làm việc của bu lông là dựa vào sự ma sát giữa các vòng ren của bu-lông và đai ốc (ê cu) để kẹp chặt các chi tiết lại với nhau.

Bu-long có tên tiếng anh là bolt

2. Cấu tạo của bulong inox

Cũng giống như các loại bulong nói chung, bulong inox tạo  gồm có 2 phần chính là phần đầu và phần thân. Cụ thể:

  • Phần đầu (mũ): có nhiều hình dạng khác nhau. Ví dụ như hình tròn, lục giác (tên gọi khác là 6 cạnh) ngoài, lục giác chìm (còn gọi là 6 cạnh trong); bát giác (hay còn gọi là 8 canh). Và ngoài ra còn nhiều hình dạng khác…. Tuy nhiên, loại có dạng 6 cạnh vẫn được dùng phổ biến nhất so với tất cả các loại. Bởi tính thẩm mỹ và sự thuận tiện trong quá trình sản xuất lẫn sử dụng.
  • Phần thân: Thông thường phần thân sẽ có dạng hình trụ tròn đều, được tiện ren. Ren được tiện trên thân bu-long là loại ren theo tiêu chuẩn ren hệ mét – tiêu chuẩn ren được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay. Tùy vào yêu cầu của công việc mà ren được tiện là ren lửng hay ren suốt.

Một bộ đầy đủ sẽ gồm có: Bu lông, đai ốc (ê cu), vòng đệm (long đền).

  • Đai ốc (hay ê cu): Là phụ kiện đi kèm thường có, công dụng là để xiết một kết cấu vào giữa thân bu-long và ê cu. Ê cu cũng có nhiều kiểu như kiểu lục giác ngoài, kiểu lục giác mỏng, kiểu hàn 3 chân, hàn 4 chân,…. Có một lỗ tròn ở giữa, bên trong được tiện ren hệ mét sao cho khớp để xiết vào thân bolt có cùng kích thước, cùng bước ren. Dĩ nhiên, ở một số mối ghép không phải sử dụng đến êcu, nhưng hầu hết đều dùng êcu.
  • Vòng đệm hay còn gọi là long đền là một chi tiết trung gian nằm giữa ê cu và kết cấu liên kết hoặc giữa đầu bolt và kết cấu liên kết. Vòng đệm phẳng có chức năng phân bổ lực đồng đều lên kết cấu cần liên kết. Cũng như tránh xước bề mặt tiếp xúc. Ngoài ra khả năng chống rung và hiện tượng tự tháo của ê cu. Vòng đệm phẳng và vòng đệm vênh là hai loại long đền thường được dùng nhất.

3. Đặc trưng vật liệu sản xuất 

Không phải bulong làm từ chất liệu nào thì cũng đều sẽ được. Hay nói cách khác thì chất liệu làm ra bu lông rất quan trọng. Vậy tại sao trong rất nhiều chất liệu khác như nhựa, nhôm, sắt,.. bulon làm bằng inox lại rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay?

Đặc trưng vật liệu sản xuất bulong

Dưới đây là những ưu điểm/ lợi thế của bulong inox:

  • Khả năng chống ăn mòn cao: Như chúng ta đều đã biết, một trong những tính chất vật lý đặc trưng của inox là có khả năng chống ăn mòn, oxy hóa rất tốt. Qua đó giúp bảo vệ lớp bề mặt của bu-long hạn chế bị ăn mòn hay trầy xước trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
  • Độ bền cao: giúp sản phẩm chịu được lực va đập, tác động của môi trường và thời tiết. Từ đó đảm bảo an toàn và bền vững cho các thiết bị hoặc kết cấu sử dụng.
  • Dễ vệ sinh và bảo trì: Do có bề mặt nhẵn bóng, lại không bị gỉ sét nên khi vệ sinh và bảo trì bu lông inox có thể lau chùi một cách đơn giản.
  • Không ảnh hưởng đến sức khỏe: Chất liệu inox là một chất liệu an toàn cho sức khỏe con người, không phát sinh ra các chất độc hại trong quá trình sử dụng, đảm bảo an toàn cho cả người sử dụng và môi trường.

4. Phân loại bulong inox

Bulong inox được phẩn loại theo nhiều cách khác nhau, sản phẩm có thể phân chia theo vật liêu, kiểu dạng của bulong

4.1 Phân loại theo loại inox

Phân loại theo loại inox

Bên trong chất liệu inox  cũng đa dạng rất nhiều loại inox khác nhau. Tuy nhiên, người ta thường sử dụng bulôn làm từ các loại inox: Inox 201 (SUS201), Inox 304 (SUS304), Inox 316 (SUS316), Inox 316L (SUS316L). Ưu điểm của tất cả các loại thép đó là:

  • Là loại thép không gỉ.
  • Bề mặt sáng bóng mang lại tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm.
  • Khả năng chịu lực tốt.
  • Có khả năng chống ăn mòn hóa học, tăng dần từ SUS201, SUS304, SUS316, SUS316L.
  • Phù hợp làm vật liệu trong nhiều môi trường có điều kiện khắc nghiệt.

Tuy nhiên thì:

  • Bu-long inox 201 chỉ phù hợp dùng ở những nơi ít ăn mòn hóa học, khô giáo do khả năng chống ăn mòn hóa học của loại inox này còn hạn chế.
  • Bu-long inox 304 hay sử dụng tại những vị trí mà ăn mòn hóa học là mối quan tâm thường trực.
  • Bu-long inox 316 có cấp bền tương đương cấp bền 8.8 nên khả năng chịu lực cực kỳ tốt. Bên cạnh đó khả năng chống ăn mòn hóa học của inox 316 là cực kỳ vượt trội. Có thể sử dụng sản phẩm này tại những vị trí tiếp xúc trực tiếp với hóa chất ăn mòn, với nước biển. 
  • Bu-long inox 316L có khả năng chống ăn mòn hóa học cao hơn so với inox 316. Tuy nhiên về khả năng chịu lực lại kém hơn một chút. Chính vì vậy sản phẩm sản xuất từ inox 316L thường được sử dụng ở những công trình có yêu cầu đặc biệt cao về khả năng chống ăn mòn hóa học. Điển hình như tủ hóa chất hay môi trường làm việc trong axits mạnh.

4.2 Phân loại theo hình dạng mũ 

Các loại bu lông inox thường gặp
Các loại bu lông inox thường gặp
  • Bu lông inox lục giác ngoài theo tiêu chuẩn DIN 931DIN 933.
  • Bu lông inox lục giác chìm đầu trụ theo tiêu chuẩn DIN 912.
  • Bulông inox lục giác chìm đầu cầu theo tiêu chuẩn DIN 7380.
  • Bulông inox lục giác chìm đầu bằng (đầu côn) theo tiêu chuẩn DIN 7991.
  • Bu lông inox đầu tròn cổ vuông theo tiêu chuẩn DIN 603.
  • Bu loong tai hồng (cánh chuồn).

5. Cách lắp đặt và bảo quản bu-long inox

5.1 Cách lắp đặt

Quy trình lặp đặt bulong chuẩn

Quy trình lắp đặt và sử dụng bulông chuẩn gồm có 5 bước sau:

  • Bước 1: Xác định độ sâu và độ rộng của lỗ cần lắp Bulong inox
  • Bước 2: Chuẩn bị buloong và đai ốc cần thiết.
  • Bước 3: Thực hiện xử lý làm sạch bề mặt,…nếu cần.
  • Bước 4: Chèn bulong inox vào lỗ và dùng thêm đai ốc để giữ chặt.
  • Bước 5: Sử dụng các công cụ chuyên dụng để hỗ trợ vặn chặt đai ốc và bulong inox.

5.2 Cách bảo quản đúng

Để buloong được bền và hiệu quả sử dụng cao thì:

  • Nên bảo quản bu lông inox trong nơi khô ráo và thoáng mát để tránh tiếp xúc với độ ẩm và các chất ăn mòn.
  • Hạn chế để bulong inox tiếp xúc với các chất hóa học như axit và kiềm càng xa càng tốt.
  • Bảo dưỡng, giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh sự oxi hóa và ăn mòn của sản phẩm.
  • Dùng các chất tẩy rửa và bảo dưỡng chuyên dụng để làm sạch chúng.
  • Thường xuyên kiểm tra định kỳ độ bền và độ cứng của bulong inox nhằm bảo đảm hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn và quy định bào trì, bảo dưỡng sản phẩm để tăng tuổi thọ 

6. Các tiêu chuẩn sản xuất 

Bu lông inox sản xuất tuân thủ theo các tiêu chuẩn:

  • Tiêu chuẩn DIN: Đức
  • Tiêu chuẩn JIS: Nhật Bản
  • Tiêu chuẩn ISO: Quốc tế
  • Tiêu chuẩn ASTM/ANSI: Mỹ
  • Tiêu chuẩn BS: Anh
  • Tiêu chuẩn GB: Trung Quốc
  • Tiêu chuẩn GOST: Nga
  • Tiêu chuẩn TCVN: Việt Nam

7. Quy trình sản xuất bulong inox

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: Thép không gỉ là nguyên liệu chính để sản xuất ra bulong inox. Nguyên vật liệu phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn và chứng chỉ chất lượng quốc tế để chất lượng sản phẩm đồng đều và đạt chuẩn.
  • Các bước chính trong quá trình sản xuất bulông gồm: cắt, mài, dập, tạo đầu, định hình và gia chông chính xác. Trong suốt quá trình gia công, cần đảm bảo tính chính xác và độ bền của từng sản phẩm.
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Sau khi sản xuất, tất cả sản phẩm sẽ được kiểm tra kỹ càng lại chất lượng của sản phẩm. Quá trình này gồm các bước như kiểm tra kích thước, kiểm tra độ bền, kiểm tra độ cứng và kiểm tra khả năng chống ăn mòn. 

8. Công dụng và ứng dụng thực tiễn

Công dụng và ứng dụng của bulong
Công dụng và ứng dụng của bulong

Là loại sản phẩm kỹ thuật có khả năng chống ăn mòn rất tốt, Bu lông inox được ứng dụng trong rất nhiều trong cuộc sống. Ví dụ như

– Trong dân dụng: Bu lông inox lắp đặt cho các công trình xây dựng ngoài trời, lắp đặt bồn nước ngoài trời, lắp đặt thiết bị y tế,…

– Trong công nghiệp: Bu lông inox còn được sử dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.

+ Dùng trong công nghiệp nặng: công nghiệp đóng tàu, bồn chứa hóa chất, hệ thống đường ống dẫn dầu và khí ga công nghiệp,…

+ Dùng trong công nghiệp nhẹ: Bu lông inox sử dụng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, lắp đặt đường ống,…

Trên đây là giải đáp của BULONG.COM.VN về chủ đề: “Bulong inox”. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn! Nếu bạn còn thắc mắc hay đang tìm một địa chỉ tin cậy để mua hàng thì còn chần chờ gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE hoặc Website – BULONG.COM.VN dưới đây để được giải đáp, hỗ trợ MIỄN PHÍNHANH CHÓNG.

Xem thêm các sản phẩm: Bulong chống xoay| Bulong móc| Bulong hàn.

–Xem thêm–

Hà Nội

Mr Toàn
Mr Toàn 0967393112

Hồ Chí Minh

Mr. Bul
Mr. Bul 0967393121
Liên hệ