Bài viết liên quan

Bulong móc là một phần thiết yếu có vai trò quan trọng của các cấu trúc quy mô lớn; từ cầu, tháp đến sân vận động và nhà máy. Nhưng chúng chính xác là gì và chúng hoạt động như thế nào? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng thảo luận về những kiến ​​thức cơ bản về bu lông móc, công dụng của chúng và lý do tại sao chúng lại quan trọng đến vậy.

✅ Sản phẩm ⭐ Đa dạng chủng loại
✅ Giá thành ⭐ Rẻ nhất thị trường
✅ Đội ngũ tư vấn ⭐ Tư vấn nhiệt tình 24/7
✅ Thời gian bảo hành ⭐ 12 Tháng
✅ Kích thước ⭐ M3 – M64
✅ Vận chuyển ⭐ Giao hàng thần tốc

1. Bulong móc là gì?

Bulong móc là gì?
Bulong móc là gì?

Bulong móc là một loaị bu-long neo. Về cơ bản cấu tạo gồm có hai phần là phần đầu và phần thân. Phần đầu sẽ được uốn thành dạng móc có hở hoặc móc khép kín và nối liền với thân. Phần thân thì thường được tiện ren nửa sau, nữa trên để nhẵn hoặc có áo nở như tắc kê nở móc,… 

Chúng như một móc xích dùng để nối hai vật với nhau. Chúng còn được gọi là bu lông neo hoặc thanh neo. Với cấu tạo 2 phần trên cho phép việc lắp đặt sản phẩm vào các lỗ khoan sẵn trên tường bê tông hoặc tường xây trở nên rất dễ dàng.

Với việc phải chịu các lực lớn để kết nối các thiết bị, bulong móc cần phải được sản xuất từ các vật liệu chất lượng cao và đảm bảo độ bền. Theo đó, nó thường sẽ phải làm từ thép có mạ kẽm nhúng nóng. Hoặc các loại inox như Inox 304, Inox 310, Inox 316,.. Việc bề mặt có một lớp mạ kẽm sẽ giúp chi tiết tránh khỏi sự ăn mòn và tăng tuổi thọ của thép. Đồng thời ngăn chặn quá trình oxy hóa làm cho các mối nối bền lâu hơn.

2. Công dụng – Ứng dụng thực tiễn

Công dụng - Ứng dụng thực tiễn của bulong móc
Công dụng – Ứng dụng thực tiễn 

Công dụng chính của bulong móc là kết nối vào tạo điểm neo móc trung gian để liên kết các thiết bị nhằm cố định hoặc dịch chuyển thành phần kết cấu được liên kết. Được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng kết cấu như cầu, tháp, sân vận động và nhà máy… Cụ thể: 

  • Được ứng dụng trong mọi công trình xây dựng để căng dây nhằm cố định vị trí, liên kết các chi tiết với thành bê tông.
  • Ứng dụng làm pát đỡ khung xương của các bề mặt nhôm kính tạo sự chắc chắn, không đổ vỡ
  • Đặc biệt, chúng được ứng dụng rất nhiều trong ngành điện, giúp tạo điểm móc liên kết giữa dây cáp cố định cột điện với mặt đất hoặc tạo điểm giữ cáp điện với kẹp neo, kẹp treo. 
  • Dùng làm giá kệ kho hàng hay lan can,..
  • Ứng dụng làm bản mã kẹp ray trong thang máy và nhiều ứng dụng khác trong cuộc sống hàng ngày, …
  • Chúng cũng có thể được sử dụng trong các ứng dụng phi kết cấu như gắn biển hiệu kim loại vào tường bê tông hoặc gắn cột cờ vào mặt tiền tòa nhà.
  • Ngoài ra, có thể dễ dàng điều chỉnh nếu cần thiết, điều này làm cho chúng trở nên lý tưởng cho các dự án yêu cầu định vị chính xác.

3. Tại sao nên sử dụng sản phẩm này?

3 nguyên nhân chính khiến bulong móc mặc dù là chi tiết nhỏ bé nhưng lại có tầm quan trọng trong nhiều liên kết. Đó là:

  • Bu lông móc cực kỳ chắc và bền. Do đó khiến chúng trở nên hoàn hảo để sử dụng trong các cấu trúc quy mô lớn như cầu và tháp nơi an toàn là tối quan trọng. 
  • Khả năng chịu áp lực lớn. Nghĩa là những cấu trúc này có thể giữ an toàn ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt như gió lớn hoặc động đất. 
  • Ngoài ra, vì chi tiết được thiết kế đơn giản để dễ dàng lắp đặt vào các lỗ khoan trước, nên thời gian thi công nhanh hơn. Đồng nghĩa với việc ít bị gián đoạn hơn và tiết kiệm chi phí cho toàn bộ dự án.

4. Những loại bu lông móc thường dùng

4.1 Bulong móc treo

Bulong móc treo
Hình ảnh minh họa bulong móc treo

Đây là có cấu tạo đơn giản nhất trong các loại bu-long. Gồm có hai phần:

  • Phần đầu: Được uốn thành dạng móc và đúc (gắn) liền với thân.
  • Phần thân: Hình trụ tròn, với nửa thân dưới được tiện ren và nửa thân trên để trơn.

Tên tiếng anh gọi là Hook Bolt.

BẢNG KÍCH THƯỚC CỦA BULONG MÓC TREO

Bảng kích thước của bulong nở móc - tắc kê móc
Bảng kích thước của bulong nở móc – tắc kê móc

4.2 Bulong mắt (móc cẩu)

Bulong mắt (bu lông móc cẩu)
Bulong mắt (móc cẩu)

Bu lông mắt là một chi tiết cơ khí có thân hình trụ tròn được tiện ren, đầu mũ hình mắt tròn giúp chúng bền hơn trong quá trình sử dụng, không xảy ra hiện tượng đứt, gãy.

Bu lông mắt còn gọi khác là móc cẩu, tai cẩu. Sản phẩm thường được đúc nguyên con để đảm bảo khả năng chịu lực kéo dãn tốt hơn và không bị đứt gãy khi hoạt động.

Dựa vào tiêu chuẩn thiết kế, bu lông mắt gồm có 4 loại:

  • Loại 1: chế tạo theo tiêu chuẩn DIN 582, còn gọi là tai cẩu hay móc cẩu…
  • Loại 2: chế tạo theo tiêu chuẩn DIN 580, hay mắt loại dài.
  • Loại 3: chế tạo theo tiêu chuẩn DIN 581
  • Loại 4: chế tạo theo tiêu chuẩn DIN 444-B.

4.2.1 Bulong móc cẩu ren âm – DIN 582

Đây còn gọi là bu-long mắt loại ngắn, tai cẩu hay móc cẩu…

Cấu tạo gồm có hai phần là phần đầu và phần thân. Phần đầu sẽ được uốn thành dạng móc khép kín (vòng tròn) và nối liền với thân. Còn phần thân thì được tiện ren bên trong.

Bản vẽ kỹ thuật bu-long móc cẩu ren âm theo tiêu chuẩn DIN 582
Bản vẽ kỹ thuật bu-long móc cẩu ren âm theo tiêu chuẩn DIN 582

BẢNG KÍCH THƯỚC THEO TIÊU CHUẨN DIN 582

Thread size (d1) M8 M10 M12 M16 M20 M24 M30 M36 M42 M48 M56 M64 M72 × 6 M80 × 6 M100 × 6
d2 20 25 30 35 40 50 65 75 85 100 110 120 150 170 190
d3 36 45 54 63 72 90 108 126 144 166 184 206 260 296 330
d4 20 25 30 35 40 50 60 70 80 90 100 110 140 160 180
e 6 8 10 12 14 18 22 26 30 35 38 42 50 55 60
f 2,5 3 3,5 4 5 6 7 8 9 10 11 12 12 12 12
g (h13) 6 7,7 9,4 13 16,4 19,6 25 30,3 35,6 41 48,3 55,7 63,7 71,7 91,7
h 36 45 53 62 71 90 109 128 147 168 187 208 260 298 330
k 8 10 12 14 16 20 24 28 32 38 42 48 60 68 75
l (t ½ IT 15) 13 17 20,5 27 30 36 45 54 63 68 78 90 100 112 130
m 10 12 14 16 19 24 28 32 38 46 50 58 72 80 88
r1 4 4 6 6 8 12 15 18 20 22 25 25 35 35 40
r2 1 1 2 2 2 2 3 3 3 4 4 4 4 4 4
r3 1 1 1,2 1,2 1,6 2 2 2 2,5 2,5 3 3 3 3 3
Approx. mass, in kg, per unit 0,06 0,11 0,18 0,28 0,45 0,74 1,66 2,65 4,03 6,38 8,80 12,4 23,3 34,2 49,1

4.2.2 Bulong móc cẩu ren dương – DIN 580

Bulong móc cẩu ren dương được chế tạo theo tiêu chuẩn DIN 580, còn gọi là loại mắt dài, tai cẩu hay móc cẩu…

Về cơ bản cấu tạo gồm có hai phần là phần đầu và phần thân. Phần đầu sẽ được uốn thành dạng móc khép kín (vòng tròn) và nối liền với thân. Tuy nhiên phần thân thì được tiện ren. Chi tiết này sẽ liên kết với lỗ đã được ta rô ren. Bước ren của lỗ phải khớp với bước ren và đường kính của bu lông mắt loại dài.

Bản vẽ kỹ thuật bu-long móc cẩu ren dương theo tiêu chuẩn DIN 580
Bản vẽ kỹ thuật bu-long móc cẩu ren dương theo tiêu chuẩn DIN 580

BẢNG KÍCH THƯỚC THEO TIÊU CHUẨN DIN 580

Thread size d1 M8 M10 M12 M16 M20 M24 M30 M36 M42 M48 M56 M64 M72x6 M80x6 M100x6
d2 20 25 30 35 40 50 65 75 85 100 110 120 150 170 190
d3 36 45 54 63 72 90 108 126 144 166 184 206 260 296 330
d4 20 25 30 35 40 50 60 70 80 90 100 110 140 160 180
e 8,5 10 11 13 16 20 25 30 35 40 45 50 60 70 80
h 36 45 53 62 71 90 109 128 147 168 187 208 260 298 330
k 8 10 12 14 16 20 24 28 32 38 42 48 60 68 75
m 10 12 14 16 19 24 28 32 38 46 50 58 72 80 88
r 4 4 6 6 8 12 15 18 20 22 25 25 35 35 40
Weight kg/1pc 0,05 0,09 0,16 0,24 0,36 0,72 1,32 2,08 3,11 5,02 6,69 9,3 18,5 27,3 36,4

4.2.3 Bu lông mắt DIN 444-B

Bulong mắt DIN 444-B

Bu lông mắt inox DIN 444-B có kết cấu chia ra làm 2 phần:

  • Phần mũ: dạng hình tròn, có lỗ ở chính giữa, thường sử dụng để móc một vật nào đó vào, cũng có thể luồn dây, hay thanh tròn vào.
  • Phần thân: dạng hình trụ tròn dài, có thể tiện ren toàn thân hoặc một phần. Phần thân thường có ghi thông số của con bu lông đó như chữ M8, M10, M12…

Bản vẽ kỹ thuật bu-long mắt theo tiêu chuẩn DIN 444-B
Bản vẽ kỹ thuật bu-long mắt theo tiêu chuẩn DIN 444-B

BẢNG KÍCH THƯỚC THEO TIÊU CHUẨN DIN 444-B

d M5 M6 M8 M10 M12 M16 M20 M24
P 0,8 1 1,25 1,5 1,75 2 2,5 3
b 16 18 22 26 30 38 46 54
_ _ 28 32 36 44 52 60
_ _ _ _ 49 57 65 73
d2 5 6 8 10 12 16 18 22
d3 12 14 18 20 25 32 40 45
s 6 7 9 12 14 17 22 25

4.2.4 Bulong mắt DIN 581

Bulong mắt inox DIN 581

Bu long mắt DIN 581 có kết cấu chia ra làm 2 phần:

  • Phần mũ: dạng hình tròn, có lỗ ở chính giữa, thường sử dụng để móc một vật nào đó vào, cũng có thể luồn dây, hay thanh tròn vào.
  • Phần thân: dạng hình trụ tròn dài, được tiện ren lửng hoặc ren suốt. Phần tiếp giáp giữ thân với đầu bị bành to ra như một chiếc vai. Phần thân của bu lông inox thường có ghi thông số đó như chữ M8, M10, M12…

Tên tiếng anh gọi là: shouldered eye bolt.

BẢNG KÍCH THƯỚC THEO TIÊU CHUẨN DIN 581

BẢNG KÍCH THƯỚC THEO TIÊU CHUẨN DIN 581

4.3 Bulong xoắn (đuôi heo)

Bulong xoắn (bulong đuôi heo)

Bulong xoắn còn được gọi là loại đuôi heo. Tên tiếng anh là pig tail bolt. Giống với các loại móc khác, phần đầu cũng được uốn cong thành mắt. Nhưng điểm đầu mút sẽ không hàn nối trực tiếp với thân, nó sẽ được bẻ ngược lên trên hoặc xoắn lại. Hình dung sẽ giống như đuôi heo. (tham khảo hình vẽ dưới đây).

BẢNG KÍCH THƯỚC CỦA BULONG XOẮN – ĐUÔI HEO

Bảng kích thước của bu lông đuôi heo (buloong xoắn)

4.4 Nở móc – Tắc kê móc

Bulong nở - Tắc kê móc
Tắc kê móc

Bu lông nở móc – tắc kê móc là một loại bu lông nở được ứng dụng cho việc căng dây, căng cáp nhằm cố định hay giằng một kết cấu nào đó. Đầu móc thông thường sẽ nối với đầu tròn của tăng đơ. Đầu còn lại  thường liên kết với nền, rầm bê tông (móng).

BẢNG KÍCH THƯỚC CỦA NỞ MÓC – TẮC KÊ MÓC

Bảng kích thước của bulong nở móc - tắc kê móc

5. Phân biệt bu lông móc treo và các loại bu lông móc khác

Bu lông móc treo với bulon mắt và bulon móc xoắn là cùng một nhóm loại móc . Chức năng chính của nhóm này là tạo các mối liên kết giữa các thiết bị với nhau. Nhưng mỗi loại sẽ có chức năng và cấu tạo riêng, việc phân biệt bu-long móc với các loại khác sẽ giúp người dùng sử dụng hiệu quả hơn trong đúng trường hợp. Từ đó cũng hạn chế việc mua nhầm hoặc sử dụng nhầm, sử dụng không mang lại hiệu quả tốt nhất có thể.

5.1 Điểm giống nhau

  • Cả 3 loại đều được thiết kế dạng nguyên khối, thân thẳng và viền ren ở nửa đầu phần thân, cuối thân được uốn cong tạo thành dạng móc.
  • Cùng thực hiện một chức năng chung là liên kết hoặc cố định các chi tiết với kết cấu lớn và thuộc nhóm neo/ móc.

5.2 Điểm khác nhau

Đặc điểm Bulong móc treo Bulong móc cẩu (mắt) Bulong móc xoắn
Cấu tạo    Đầu được uốn cong một nửa và tạo ra một khoảng cách giữa điểm uốn cong và phần thân.   Phần đầu cũng uốn cong nhưng vòng kín tạo thành vòng tròn như mắt. Đặc biệt, điểm đầu mút này sẽ được gắn với thân bằng cách hàn lại.    Phần đầu cũng được uốn cong thành mắt nhưng điểm đầu mút sẽ không hàn nối trực tiếp với thân, nó sẽ được bẻ ngược lên trên hoặc xoắn lại. Tên gọi khác là đuôi heo.
Chức năng    Với bu-long móc treo thì chỉ phù hợp với các mối nối tạm thời và dễ dàng tháo lắp.     Bu-long móc cẩu phù hợp với các mối kết nối cố định lâu dài. Do đó sẽ khó tháo gỡ.    Kết nối được với nhiều loại thiết bị khác nhau. Độ rộng của mắt nối bu-long xoắn có thể linh hoạt thay đổi phụ thuộc vào thiết bị cần kết nối.

Bu lông móc đóng một vai trò thiết yếu trong nhiều loại dự án xây dựng khác nhau cũng như đời sống hàng ngày, từ cầu đường đến nhà máy và hơn thế nữa. Chúng cung cấp sức mạnh và độ bền vượt trội mặc dù việc lắp đặt vào các lỗ khoan lại rất dễ dàng, có thời gian thi công nhanh và tiết kiệm chi phí. Nếu bạn còn thắc mắc hay đang tìm một địa chỉ tin cậy để mua hàng thì còn chần chờ gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE hoặc Website – BULONG.COM.VN dưới đây để được giải đáp, hỗ trợ MIỄN PHÍNHANH CHÓNG.

Xem thêm các sản phẩm: Bulong móc cẩu ren dương| Bulong móc inox 304| Bu lông móc treo.

–Xem thêm–

Hà Nội

Mr Thanh
Mr Thanh 0967393688

Hồ Chí Minh

Mr. Bul
Mr. Bul 0967393121
Liên hệ