Bài viết liên quan

Không có sản phẩm nào

Bulong tự đứt là một loại bulong thông dụng trong rất nhiều các công trình công nghiệp hiện nay. Là đơn vị chuyên nhập khẩu, sản xuất gia công dòng sản phẩm này với số lượng lớn chúng tôi cam kết chất lượng đảm bảo, chủng loại đa dạng và giá thành thì vô cùng hợp lý.

✅ Sản phẩm ⭐ Đa dạng chủng loại
✅ Giá thành ⭐ Rẻ nhất thị trường
✅ Đội ngũ tư vấn ⭐ Tư vấn nhiệt tình 24/7
✅ Thời gian bảo hành ⭐ 12 Tháng
✅ Kích thước ⭐ M3 – M64
✅ Vận chuyển ⭐ Giao hàng thần tốc

1. Bulong tự đứt là gì?

Bulong tự đứt là gì?
Bulong tự đứt là gì?

Bulong tự đứt hay còn gọi là loại bulong tự cắt, một loại bu-long cường độ cao được sử dụng nhiều trong kết cấu thép ở hầu hết các công trình công nghiệp, lĩnh vực xây dựng nhà thép cao tầng, công trình giao thông (cầu kim loại), cảng biển, tàu thủy…Chúng có kết cáu đặc biệt và đặc trưng bởi các thông số: khả năng chịu cắt, chịu nén, chịu kéo hoặc có độ cứng cao, độ dãn dài và độ thắt tiết diện được tính toán chặt chẽ.

Bulong tự cắt được sản xuất tuân theo các tiêu chuẩn như ASTM F3125, EN 14399-10, nhưng chủ yếu là theo tiêu chuẩn Nhật Bản JSS-II-09.

Tên tiếng anh gọi là Tension Control Bolt (tạm dịch: Bu long kiểm soát lực căng), ký hiệu là T.C bolt.

2. Cấu tạo và vật liệu sản xuất của bulong tự đứt

2.1 Cấu tạo

Cấu tạo của bu lông tự cắt
Cấu tạo của bu lông tự cắt

Về cơ bản, một bulong tự đứt có cấu tạo gồm có các phần là:     

  • Phần đầu: có dạng hình cầu, được thiết kế giống kiểu đinh tán, là phần chịu lực chính.
  • Phần thân: hình trụ tròn, được tiện ren lửng. Ren được tiện theo tiêu chuẩn ren hệ mét – tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam.
  • Phần tự đứt là phần khác biệt của bu lông tự đứt so với các loại thông thường khác.

Thông thường một bộ đầy đủ thì sẽ gồm có một đầu được lắp ê cu và long đền, đầu còn lại sẽ sử dụng cờ lê để cố định vị giúp chống xoay. Tuy nhiên việc chống xoay khi xiết ê cu ở bu lông tự đứt lại là nhiệm vụ của phần tự đứt. Dù vậy, Ê cu và vòng đệm vẫn là một phần không thể thiếu của bulong tự đứt.

  • Ê cu luôn đi kèm theo và có chức năng giúp cố định.
  • Vòng đệm cũng là một phần không thể tách rời, có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng.

2.2 Vật liệu sản xuất

Nguyên liệu để sản xuất ra bulong phải có thành phần cacbon giới hạn từ 0.2-0.5%. Bởi đây là nguyên tố quan trọng quyết định đến chất lượng của sản phẩm. Nếu thành phần nhỏ hơn thì thành phẩm không đạt được độ bền kéo. Nhưng nếu thành phần lớn hơn cứ lớn hơn 0.3% sẽ làm cho lượng cacbon bị kết tủa nhiều hơn trong dạng Austenit khiến bề mặt bị giòn và khả năng làm việc giảm sút. Ngoài ra một số thành phần quan trọng khác phải đạt được như Si 0.05-0.3%, Mn 0.3-1.5%, Cr 0.5-1.5%, Mo 0.1-0.5% và một số tỉ lệ đặc biệt khác… 

Vì vậy vật liệu sản xuất bu lông tự đứt thường là thép hợp kim  30Cr, 35Cr, Scr420, Scr430…. Để chế tạo bulông có cấp bền theo bản vẽ thì người ta sẽ chọn vật liệu có cấp bền tương đương cấp bền theo yêu cầu hoặc lựa chọn vật liệu có cấp bền “gần đạt” cấp bền theo yêu cầu vì sau khi sản xuất xong, bu lông sẽ được mang xử lý nhiệt bề mặt để có thể đạt cấp bền theo yêu cầu.

3. Nguyên lý làm việc của bu lông tự đứt

Nguyên lý làm việc của bu lông tự đứt
Nguyên lý làm việc của bu lông tự đứt

Nguyên lý làm việc của bu lông tự đứt như sau: Cho chi tiết vào lỗ, lắp vòng đệm và xoay ê cu bằng tay. Nếu không xoay bằng tay được thì dùng súng bắn  chuyên dụng. Trong phần súng bắn bu lông chuyên dụng này sẽ có một phần giữ chặt chỗ tự đứt nhằm chống bu lông bị xoay khi siết ê cu. Sau khi ê cu được siết đủ chặt, đủ lực thì phần giữ phần tự đứt của bu lông sẽ xoay theo chiều ngược lại, cắt đứt phần tự đứt.

Cụ thể toàn bộ quy trình lắp đặt – siết bu-lon tự đứt được diễn ra theo 4 bước sau:

4. Công dụng của bu-long tự đứt

Công dụng của bu-long tự đứt
Công dụng của bu-long tự đứt

Vì tự đứt là loại bu lông cường độ cao, có cấp bền 8.8 trở lên, theo tiêu chuẩn thì thông thường có 3 cấp bền theo tiêu chuẩn là 8.8, 10.9 và 12.9. Nên bu lông tự đứt có khả năng chịu tải trọng lớn, hơn thế nữa thì chúng còn có khả năng chịu tải trọng động rất tốt. Những nơi chịu tải trọng động ví dụ như cầu kim loại, hay hệ thống đường sắt hiện nay đã sử dụng rất nhiều. Với chức năng chính là liên kết các chi tiết với kết cấu nền/ móng bê tông với nhau.

5. Đặc điểm về khả năng chịu lực của bu lông tự đứt

5.1 Cấp chính xác và độ bền

Cấp chính xác bộ bu-long Sự kết hợp của cấp chính xác theo cơ học và thuộc tính của các bộ phận cấu thành
Phân loại theo tính cơ học Bulong Đai ốc Đệm phẳng
Cấp chính xác cấp 2 S10T F10 F35

5.2 Tính chất cơ học và chi tiết được lắp ráp

Cấp bền cơ học  Khả năng chịu tải

(N/ mm2)

Độ bền kéo

(N/ mm2)

Kéo dãn

(%)

Biến dạng

(%)

S10T 900 min 1000 ~ 1200 min 14 min 40 min

5.3 Đai ốc F10

Cấp bền cơ học của đai ốc Độ cứng Khả năng chịu tải
Tối thiểu Tối đa Giống khả năng chịu tải của bulong
F10 HRB 95 HRC 35

5.4 Độ bền của đệm phẳng

Cấp bền của đệm phẳng theo tính cơ học Độ cứng
F35 HRC 35 ~ 45

6. Kích thước theo tiêu chuẩn của bu-long

6.1 Thông số kỹ thuật

  • Đường kính: 16 – 36 mm
  • Chiều dài: 40 – 300mm
  • Bước ren: 1 – 4
  • Cấp bền: 8.8, 10.9, 12.9
  • Vật liệu: Thép cacbon
  • Xử lý bề mặt: Mộc, Mạ kẽm, Zincromat.
  • Xuất xứ: KPF Hàn Quốc, KPF Việt Nam, CTEG Việt Nam, Trung Quốc
  • Tiêu chuẩn chế tạo: JSS-II-09/ EN 14399-10/ ASTM F3125

6.2 Kích thước bu-long

Bản vẽ kỹ thuật bulong tự đứt
Bản vẽ kỹ thuật bulong tự đứt

BẢNG KÍCH THƯỚC BU-LONG TỰ ĐỨT

Nominal size of threads dt H D B r a-b E s
Basic dimension Tolerance Basic dimension Tolerance min Basic dimension Tolerance max max Basic dimension Tolerance
M12 12 +0.7

-0.2

8 ±0.8 21 7.7 ±0.3 0.8-1.6 0.7 25 +5~0
M16 16 10 26 11.3 1.2-2.0 0.8 30
M20 20 +0.8

-0.4

13 ±0.9 33 14.1 0.9 35 +6~0
M22 22 14 37 15.4 1.1 40
M24 24 15 41 16.8 1.6-2.4 1.2 45
M27 27 17 47 19.0 1.2 50
M30 30 19 ±1.0 53 21.1 2.0-2.8 1.4 55

6.3 Kích thước của đai ốc lục giác cường độ cao

Bản vẽ kỹ thuật của đai ốc lục giác cường độ cao
Bản vẽ kỹ thuật của đai ốc lục giác cường độ cao

BẢNG KÍCH THƯỚC ĐAI ỐC LỤC GIÁC CƯỜNG ĐỘ CAO

Nominal size of threads Outside dia. external thread H B C D h
Basic dimension Tolerance Basic dimension Tolerance Approx Approx Min
M12 12 12 ±0.35 22 -0.8 25.4 21 20.2 0.4-0.8
M16 16 16 27 31.2 25 25
M20 20 20 ±0.4 32 -1 37 30 29
M22 22 22 36 41.6 34 33
M24 24 24 41 47.3 39 38
M27 27 27 46 53.1 44 43
M30 30 30 50 57.7 48 47

6.4 Kích thước vòng đệm phẳng của bulong tự cắt

Bản vẽ kỹ thuật vòng đệm phẳng của bulong tự cắt
Bản vẽ kỹ thuật vòng đệm phẳng của bulong tự cắt

BẢNG KÍCH THƯỚC VÒNG ĐỆM PHẲNG CỦA BULONG TỰ CẮT

Nominal size of washers d D t
Basic dimension Tolerance Basic dimension Tolerance Basic dimension Tolerance
M12 13 + 0.7 26 -0.8 3.2 + 0.7
M16 17 32 -1.0 4.5 + 0.5
M20 21 +0.8 40
M22 23 44 6 + 0.7
M24 25 48
M27 28 56
M30 31 +1.0 60 -1.2 8

7. Ưu nhược điểm của bulong tự cắt

7.1 Ưu điểm

Do kết cấu bu-long tự đứt được cải tiến dựa trên loại cường độ cao và được phát triển để thuận tiện cho việc siết chặt một cách đơn giản nhất mà vẫn đạt được hiệu quả cao. Vì vậy bulong tự đứt có những ưu điểm sau:

  • Đảm bảo kiểm soát được lực siết tốt nhất
  • Hoàn tất việc siết bằng cách cắt bỏ đầu cuối.
  • Thi công và lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng kể cả những vị trí khó. Từ đó tiết kiệm chi phí nhân công vì sử dụng súng siết chặt mà không cần cố định đầu bulong.
  • Lắp đặt không ồn ào và không cần phải chỉnh cờ lê điện hay máy siết điện, thao tác đơn giản không yêu cầu có chuyên môn cao.
  • Cố định không xoay trong khi siết, không sợ bị bung ra.
  • Chịu lực rất tốt dù trong điều kiện khắc nghiệt.

7.2 Nhược điểm

Chỉ sử dụng được 1 lần và không sử dụng lại được lần sau, do sau lần xiết bu-long đầu tiên thì phần tự đứt sẽ đứt khỏi phần thân.

8. Sự khác biệt của bulong tự đứt so với bulong thông thường

Sự khác biệt của bulong tự đứt so với bulong thông thường

Phần đuôi của bulong tự đứt sẽ tự động được cắt rời khi sử dụng súng chuyên dùng để siết. Phần đuôi tự đứt đem đến sự khác biệt giữa bu lông tự đứt so với các sản phẩm bulong thông thường khác.

Bên cạnh đó phần đuôi tự đứt giúp cố định cho chúng không xoay để súng có thể siết thật chặt đai ốc chỉ bằng một thao tác. Khi đã hoàn thành nhiệm vụ là siết chặt, thì phần tự đứt này sẽ bị cắt đi, lúc này bulong tự đứt sẽ trở thành một bulon bình thường.

Tuy nhiên bulong tự đứt chỉ sử dụng một lần mà không tái sử dụng lại được.

9. Phân loại sản phẩm

9.1 Bulong tự đứt S10T là gì?

Bu lông tự đứt S10T là loại bulong tự đứt, bulong cường độ cao được sản xuất theo tiêu chuẩn JIS II-09 Nhật Bản được ứng dụng chủ yếu trong kết cấu thép trong các công trình công nghiệp, lĩnh vực xây dựng nhà thép cao tầng, công trình giao thông, cảng biển, tàu thủy…

Đây được xem là loại cải tiến với ưu  liên kết chịu lực cao, cấp bền tương đương từ 8.8 trở lên, được phát triển để dễ sử dụng và có hiệu suất cao hơn.

Bulong tự đứt S10T còn được gọi với tên khác là: bulong tự cắt S10T, bu lông S10T,…

9.2 Bulong F10T là gì?

Bulong F10T là loại bulon thông thường, có cường độ cao được sản xuất theo tiêu chuẩn JIS B1186 của Nhật Bản. Thông thường sẽ có cấp bền tương đương từ 8.8 trở lên: 10.9, 12.9,…

Cấu tạo gồm có 2 phần:

  • Phần đầu: dạng lục giác như các loại bu lông thông thường. 
  • Phần thân: có tiện ren thông thường là theo tiêu chuẩn ren hệ mét – tiêu chuẩn sử dụng phổ biến nhất Việt Nam tại thời điểm hiện tại.

Chi tiết đi kèm gồm có: tán và long đền. Không giống như các loại bulong khác,  F10T sẽ có 2 long đền trong 1 bộ bulon và tán. Bên cạnh đó tán và long đền đi cùng cũng đi theo bộ để bảo đảm được độ chính xác cao nhất về mọi thông số.

Hiện nay, đa số mọi người đều bị nhầm lẫn F10T và S10T đều là bulong tự đứt. Tuy nhiên, thưcc tế F10T chỉ là bu long cường độ cao. Để mối ghép được đảm bảo chất lượng thì bu lông S10T chỉ cần 1 long đền, còn bu lông F10T cần đến 2 long đền.

9.3 Phân biệt bu lông tự đứt S10T và bulong F10T

a. Điểm giống nhau

  • Đều là loại bu-lông cường độ cao.
  • Cùng có chức năng liên kết các kết cấu thép lại với nhau trong những mối ghép chịu lực lớn ờ nhà thép tiền chế, lắp ghép cầu thép hay các công trình đường sắt….
  • Vật liệu chế tạo là các hợp kim thép có cấp bền từ 8.8 trờ lên.

b. Điểm khác nhau

Bulong S10T Bulong F10T
Hình ảnh Bulong Tự Đứt S10T Bulong Tự Đứt F10T
Thuộc loại bu long tự đứt Không
Cấu tạo Cấu tạo gồm 3 phần: Phần đầu, phần thân và phần tự đứt.

Đầu bu lông S10T có dạng hình cầu.

Cấu tạo gồm 2 phần: Phần đầu và phần thân

Đầu bulong F10T có dạng hình lục giác.

Cách xiết  Do có cấu trúc đầu hình cầu nên bulong S10T không thể xiết bằng tay hoặc cờ lê mà bắt buộc phải dùng máy chuyên xiết bu lông. Có thể dùng cờ lê để xiết. Tuy nhiên, để đảm bảo thời gian thi công cũng như đúng yêu cầu thì tốt nhất vẫn nên dùng máy xiết.
Số lượng long đền đi kèm Với cấu tạo đầu hình cầu thì khi lắp ghép, bu lông S10T chỉ cần 1 long đền là đủ. Với cấu tạo đầu hình lục giác nên khi lắp ghép bulong F10T cần đến 2 long đền mới đảm bảo chất lượng.
Tiêu  chuẩn  Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS II – 09 Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS B1186

10. Ứng dụng thực tiễn

Ứng dụng thực tiễn bulong tự đứt

Ngày nay, bulong tự đứt được dùng phổ biến ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống từ đời sống hàng ngày đến hoạt động sản xuất và kinh doanh:

  • Sự kết hợp giữa độ bền kéo vượt trội, độ dẻo phi thường của bulôn tự cắt đã  tạo ra một loại bulong phổ biến thực sự có thể được sử dụng trong hầu hết các dự án ngành kết cấu thép. Đặc biệt là dùng trong ngành giao thông đường bộ và đường sắt. Hiện nay các lĩnh vực năng lượng gió, nhà cao tầng và sân vận động cũng phải cần dùng rất nhiều đến bulong cường độ cao.
  • Nơi chịu tải trọng động, có tính chu kỳ lặp lại gây hiện tượng phá hủy bởi mỗi liên kết như bộ phận chuyển ray (bẻ ghi) và giao cắt của đường sắt, các kết nối dầm – cột…
  • Các loại bu lông đường kính nhỏ thường hay dùng trong các cụm công nghiệp của xe đường bộ, đường sắt và xe kéo, cho thấy khả năng chống rung tuyệt vời.
  • Ngoài ra, với một số loại khác được ứng dụng trong môi trường khắc nghiệt, có thể bị tác động bởi yếu tố nhiệt độ, độ ẩm,… Trong trường hợp đó mọi người sẽ ưu tiên sử dụng bulong tự đứt có lớp mạ GEOMET hoặc DACROMET. Bởi lớp mạ đó sẽ giúp chúng hạn chế được tối đa tình trạng oxy hóa hay mài mòn không mong muốn.

Trên đây là giải đáp của BULONG.COM.VN về chủ đề: “Bulong tự đứt”. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn! Nếu bạn còn thắc mắc hay đang tìm một địa chỉ tin cậy để mua hàng thì còn chần chờ gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE hoặc Website dưới đây để được giải đáp, hỗ trợ MIỄN PHÍNHANH CHÓNG.

Xem thêm các sản phẩm: Bulong chống xoay| Bulong móc| Bulong neo.

–Xem thêm–

Hà Nội

Mr Toàn
Mr Toàn 0967393112

Hồ Chí Minh

Mr. Bul
Mr. Bul 0967393121
Liên hệ