Bulong là một chi tiết kỹ thuật nhỏ có vai trò trung gian quan trọng trong việc lắp ghép, liên kết giữa các kết cấu thép lại với nhau.. Mỗi một chất liệu, phương pháp xử lý bề mặt bulong sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, nó quyết định đến độ bền và hiệu quả sử dụng bulong. Vì vậy khi dùng bulong bạn cần phải lưu ý đến bề mặt bulong. Trong bài viết này BULONG.COM.VN sẽ giới thiệu cho bạn về loại bulong mạ kẽm. Bulong mạ kẽm là gì? Tại sao bulong lại phải mạ kẽm mà không để nguyên bề mặt?… Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi!
✅ Sản phẩm | ⭐ Đa dạng chủng loại |
✅ Giá thành | ⭐ Rẻ nhất thị trường |
✅ Đội ngũ tư vấn | ⭐ Tư vấn nhiệt tình 24/7 |
✅ Thời gian bảo hành | ⭐ 12 Tháng |
✅ Kích thước | ⭐ M3 – M64 |
✅ Vận chuyển | ⭐ Giao hàng thần tốc |
1. Bulong mạ kẽm là gì?

Bulong mạ kẽm là loại bulong được làm từ kim loại và được mạ một lớp kẽm trên bề mặt. Chúng được ví như một dạng dây buộc có ren bên ngoài để liên kết chặt chẽ với ốc vít. Người ta thường dùng bu lông đê lắp ráp, liên kết hoặc ghép nối các chi tiết thành hệ thống, khối.
Nguyên lý hoạt động của bu lông là dựa vào sự ma sát giữa các vòng ren của bu lông và đai ốc (ê cu) để kẹp chặt các chi tiết lại với nhau.
Bulong có tên tiếng anh là bolt.
2. Cấu tạo của bulong

Cấu tạo của bu-long gồm có 2 phần chính là phần đầu và phần thân. Cụ thể:
- Phần đầu (mũ) bulong: có nhiều hình dạng khác nhau. Ví dụ như hình tròn, lục giác (tên gọi khác là 6 cạnh) ngoài, lục giác chìm (còn gọi là 6 cạnh trong); bát giác (hay còn gọi là 8 canh). Và ngoài ra còn nhiều hình dạng khác…. Tuy nhiên, loại bulong có dạng 6 cạnh vẫn được dùng phổ biến nhất so với tất cả các loại. Bởi tính thẩm mỹ và sự thuận tiện trong quá trình sản xuất lẫn sử dụng.
- Phần thân bu lông: Thông thường phần thân bu lông sẽ có dạng hình trụ tròn đều, được tiện ren. Ren được tiện trên thân bu-long là loại ren theo tiêu chuẩn ren hệ mét – tiêu chuẩn ren được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay. Tùy vào yêu cầu của công việc mà ren được tiện là ren lửng hay ren suốt.
Một bộ bulong đầy đủ sẽ gồm có: bu lông, đai ốc (ê cu), vòng đệm (long đền).
- Đai ốc (hay ê cu) là phụ kiện đi kèm thường có, công dụng là để xiết một kết cấu vào giữa thân bulong và ê cu. Ê cu cũng có nhiều kiểu như kiểu lục giác ngoài, kiểu lục giác mỏng, kiểu hàn 3 chân, hàn 4 chân,…. Có một lỗ tròn ở giữa, bên trong được tiện ren hệ mét sao cho khớp để xiết vào con bulong có cùng kích thước, cùng bước ren. Dĩ nhiên, ở một số mối ghép không phải sử dụng đến êcu, nhưng hầu hết đều dùng êcu.
- Vòng đệm hay còn gọi là long đền là một chi tiết trung gian nằm giữa ê cu và kết cấu liên kết hoặc giữa đầu bulong và kết cấu liên kết. Vòng đệm phẳng có chức năng phân bổ lực đồng đều lên kết cấu cần liên kết. Cũng như tránh xước bề mặt tiếp xúc. Ngoài ra khả năng chống rung và hiện tượng tự tháo của ê cu. Vòng đệm phẳng và vòng đệm vênh là hai loại long đền thường được dùng nhất.
3. Ưu điểm của bulong mạ kẽm
- Bảo vệ bulong kim loại khỏi các tác động của môi trường, chống ăn mòn và rỉ sét.
- Có nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu sắc là kết quả của quá trình mạ khác nhau.
- Xi mạ kẽm ở nhiệt độ thường có trạng thái lạnh màu xám trắng, tương đối giòn. Nhưng ở nhiệt độ 100-150 độ C thì lớp mạ kẽm sẽ rất dẻo, chịu nén tốt. Khi nhiệt độ tăng lên đến 250 độ C thì lớp mạ kẽm giòn, dễ nghiền thành bột.
- Tăng độ cứng của bulong: Lớp mạ kẽm có độ cứng trung bình và phụ thuộc vào phương pháp chế tạo ra cũng như độ tinh khiết của lớp kẽm mạ.
- Trong điều kiện không khí khô, nhiệt độ bình thường, kẽm hầu như không thay đổi.
4. Các hình thức mạ kẽm hiện nay
4.1 Mạ kẽm lạnh
Mạ kẽm lạnh là phương pháp phủ lên bề mặt kim loại một lớp kẽm lỏng gần giống với sơn ở nhiệt độ thường. Rồi dùng áp lực khí nén thổi dung dịch kẽm lỏng thành chùm hạt kẽm bắn vào bề mặt kim loại đã được xử lý kỹ lưỡng trước đó. Trong dung dịch kẽm có chất liên kết, chất phụ gia khác làm kẽm bám chắc lên kim loại và nhanh khô cứng trong vài giờ như lớp sơn truyền thống.
Ưu điểm của phương pháp mạ kẽm lạnh là có thể mạ các vật liệu có kết cấu phức tạp, kích thước lớn và cố định như: đường ống, bồn bể, các công trình cảng biển, thủy lợi, cầu đường. Giúp bảo vệ kim loại sử dụng bền lâu, chống ăn mòn tốt với thời gian. Ưu điểm của phương pháp này là tốn ít công sức, độ bám tốt, giá thành rẻ. Sản phẩm không bị nung nóng nên không sợ ảnh hưởng đến hình dạng, cấu trúc.
4.2 Mạ kẽm nhúng nóng
Mạ kẽm nhúng nóng là công nghệ tạo ra một lớp phủ kẽm bám chắc lên bề mặt nền của chi tiết sắt thép bằng cách nhúng chi tiết đó vào bể kẽm đang nóng chảy. Lớp phủ kẽm này có tác dụng bảo vệ rất tốt bề mặt chi tiết sắt thép khỏi bị ăn mòn. Kỹ thuật, công nghệ để tạo ra lớp phủ kẽm như vậy cũng khá đơn giản nên phương pháp mạ kẽm nhúng nóng chiếm được sử dụng rộng rãi hơn so với các phương pháp khác.
4.3 Mạ kẽm điện phân
Mạ kẽm điện phân là phương pháp tạo sự kết tủa trên bề mặt kim loại nền bằng một lớp kim loại mỏng. Có tác dụng là: chống ăn mòn, tăng tính dẫn điện, tăng kích thước và tăng độ cứng bề mặt cho kim loại nền. Công nghệ mạ kẽm điện phân được ứng dụng để mạ cho các lĩnh vực ống nước, đường sắt, các thiết bị ngoài trời, các thiết bị thường xuyên chịu lực. Ngoài ra mạ kẽm điện phân còn thích hợp để mạ sửa chữa các chi tiết có độ chính xác cao, không làm ảnh hưởng đến tính chất của kim loại gốc, hình dạng, kích thước lúc ban đầu của chi tiết.
5. Quy trình mạ kẽm tiêu chuẩn
Bước 1: Tẩy dầu mỡ (nhờn)
Trên bề mặt vật liệu có một số chất nhờn, dầu mỡ, tạp chất bám trên bề mặt nên cần phải mang đi ngâm trong dung dịch tẩy dầu. Từ đó giúp lớp kẽm được phủ hoàn toàn và bám chặt trên bề mặt kim loại. Tùy vào tình trạng, đặc tính kim loại của vật liệu đó mà có thể ngân trong khoảng 10 -15 phút. Hóa chất dùng để tẩy dâu được sử dụng là KeboClean hoặc NaOH.
Bước 2: Tẩy gỉ sét
Sau khi đã tẩy sạch dầu mỡ, tiếp tục ngâm vật liệu vào dung dịch Axit Clohidric có nồng độ từ 8 – 15% để tẩy các phần gỉ sét trên bề mặt kim loại.
Bước 3: Tẩy dầu điện hóa
Tẩy mỡ bằng phương pháp điện hóa, khí sẽ thoát ra trên điện cực làm tách mỡ trên bề mặt của sản phẩm.
Bước 4: Trung hòa
Trung hòa vật liệu trong dung dịch HCl khoảng 3 – 20 giây ở nhiệt độ thường để loại bỏ các ion sắt, mảng bám oxit.
Bước 5: Xi mạ kẽm
Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình mạ kẽm. Lớp mạ kết tinh mịn, tinh khiết cao và bền vững ăn mòn. Chiều dày lớp mạ phụ thuộc vào thời gian và mật độ dòng mạ.
Bước 6: Hoạt hóa
Bước này nhằm để tăng độ bóng, sáng cho bề mặt sản phẩm.
Bước 7: Cromat hóa
Vật liệu đã xi mạ kẽm sau đó mang đi xử lý cromat hóa sẽ giúp tăng độ bền ăn mòn, có các màu sáng trắng, vàng cầu vòng, xanh, vàng, đen…
Bước 8: Sấy khô, làm nguội
Khi đã được phủ màu cẩn thận thì đưa sản phẩm vào tủ sấy khô. Nhờ đó mà giúp màu sắc của lớp xi mạ đồng đều hơn và bề mặt vật liệu bằng phẳng, sáng bóng hơn.
Bước 9: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, kỹ thuật viên sẽ dùng máy đo độ dày, quan sát màu sắc của lớp xi mạ một cách kỹ càng. Nếu thành phẩm không đạt yêu cầu, chúng ta buộc phải tiến hành xi mạ lại từ đầu.
6. Cách lắp đặt và bảo quản bu-long mạ kẽm
6.1 Hướng dẫn lắp đặt
Quy trình lắp đặt và sử dụng bulong chuẩn gồm có 5 bước sau:
- Bước 1: Xác định độ sâu và độ rộng của lỗ cần lắp Bulong thép
- Bước 2: Chuẩn bị bulong và đai ốc cần thiết.
- Bước 3: Thực hiện xử lý làm sạch bề mặt,…nếu cần.
- Bước 4: Chèn bu-long vào lỗ và dùng thêm đai ốc để giữ chặt.
- Bước 5: Sử dụng các công cụ chuyên dụng để hỗ trợ vặn chặt đai ốc và bulong.
6.2 Cách bảo quản đúng
Để bulong được bền và hiệu quả sử dụng cao thì:
- Nên bảo quản bu lông ở nơi khô ráo và thoáng mát để tránh tiếp xúc với độ ẩm và các chất ăn mòn.
- Hạn chế để bulong tiếp xúc với các chất hóa học như axit và kiềm càng xa càng tốt.
- Bảo dưỡng, giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh sự oxi hóa và ăn mòn của sản phẩm.
- Dùng các chất tẩy rửa và bảo dưỡng chuyên dụng để làm sạch chúng.
- Thường xuyên kiểm tra định kỳ độ bền và độ cứng của bulong nhằm bảo đảm hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn và quy định bào trì, bảo dưỡng sản phẩm để tăng tuổi thọ
7. Các tiêu chuẩn sản xuất bu-lông
Bu lông mạ kẽm được sản xuất tuân thủ theo các tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn DIN của Đức
- Tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản
- Tiêu chuẩn ISO của Quốc tế
- Tiêu chuẩn ASTM/ANSI của Mỹ
- Tiêu chuẩn BS của Anh
- Tiêu chuẩn GB của Trung Quốc
- Tiêu chuẩn GOST của Nga
- Tiêu chuẩn TCVN của Việt Nam
8. Công dụng và ứng dụng của bulong

Bulong mạ kẽm thường được dùng để lắp dựng các nhà xưởng, khung kèo có kết cấu thép. Bên cạnh đó còn được sử dụng để liên kết các mặt bích lại với nhau. Sử dụng cho các ngành bê tông ly tâm, lắp máy, cơ khí xây dựng, đường ống. Hoặc trong các công trình xây dựng dân dụng, cơ khí, các công trình giao thông, đường xá, cầu cống, lắp ráp, chế tạo thiết bị công nghiệp…
Trên đây là giải đáp của BULONG.COM.VN về chủ đề: “Bulong mạ kẽm”. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn! Nếu bạn còn thắc mắc hay đang tìm một địa chỉ tin cậy để mua hàng thì còn chần chờ gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE hoặc Website – BULONG.COM.VN dưới đây để được giải đáp, hỗ trợ MIỄN PHÍ, NHANH CHÓNG.
Xem thêm các sản phẩm: Bulong inox| Bulong tự đứt| Bulong hàn.