Sản phẩm bu lông ngày nay đã trở nên khá quen thuộc với nhiều người sử dụng, tiêu dung nhưng dòng sản phẩm bu lông cường độ cao không phải ai cũng biết đến. Nhằm chia sẻ thêm thông tin kiến thức và cung cấp cho các bạn biết đơn vị nhập khẩu và sản xuất hàng đầu tiện cho quá trình sử dụng trong sản xuất.
✅ Sản phẩm | ⭐ Đa dạng chủng loại |
✅ Giá thành | ⭐ Rẻ nhất thị trường |
✅ Đội ngũ tư vấn | ⭐ Tư vấn nhiệt tình 24/7 |
✅ Thời gian bảo hành | ⭐ 12 Tháng |
✅ Kích thước | ⭐ M3 – M64 |
✅ Vận chuyển | ⭐ Giao hàng thần tốc |
1. Bu lông cường độ cao là gì ?
Mặc dù sản phẩm bulong khá thông dụng và dễ dàng biết được, nhưng với bulong cường độ cao thì lại hoàn toàn lạ lẫm với rất nhiều người vì thế chúng tôi đưa ra:
Khái niệm:
Bu lông cường độ cao là loại bulong có cấp bền cao ( lớn ) theo tiêu chuẩn là các cấp bền 8.8, 10.9, 12.9. Loại bulong này được sản xuất tuân thủ 1 cách nghiêm ngặt về thông số, kích thước và đạt được khả năng chịu kéo, chịu cắt, giới hạn bền, giới hạn chảy, độ thắt tiết diện và độ co giãn tốt.
Tên tiếng anh của bulong cường độ cao
Nếu các bạn cần tên tiếng anh của loại sản phẩm này để nghiên cứu thì nó có tên tiếng anh như sau:
High tensile strength bolt
Bulong cường độ cao được chế tạo từ Vật liệu gì ?
Là dòng sản phẩm được sử dụng cho các mối ghép liên kết yêu cầu chịu lực tốt, cao nên nguyên vật liệu để sản xuất và chế tạo ra sản phẩm này cũng khác so với các loại bulong thường trên thị trường. Và vật liệu thường được sử dụng gồm:
- Toàn bộ vật liệu có tính bền, độ cứng cao sẽ được sử dụng chế tạo bulong cường độ cao ( gồm các vật liệu có thành phần kim loại là Crom)
- Các loại vật liệu cụ thể như: thép 30X, 35X, 40X hay thép có mác : SCr420, Scr430
2. Tiêu chuẩn bu lông cường độ cao
Trước tiên chúng ta cần biết tính chất cơ học của bulong cường độ cao cần đảm bảo:
- Giới hạn bền cần phải đạt: 110kG/mm2 – 130kG/mm2
- Độ cứng bulong cần đạt 325 – 388 HB (35 – 41 HRC)
- Độ thắt tương đối φ% không nhỏ hơn 35
- Độ dãn dài tương đối % không nhỏ hơn 8
- Độ dai va đập aL KG/cm2 không nhỏ hơn 5
Người ta sản xuất và chế tạo bulong cường độ cao cũng theo nhiều tiêu chuẩn trên thế giới bao gồm các tiêu chuẩn như:
Tiêu chuẩn | Xuất xứ tiêu chuẩn |
Tiêu chuẩn DIN | Đức |
Tiêu chuẩn ASTM/ANSI | Mỹ |
Tiêu chuẩn JIS | Nhật Bản |
Tiêu chuẩn BSW | Anh |
Tiêu chuẩn GOST | Nga |
Tiêu chuẩn ISO | Tiêu chuẩn quốc tế |
Tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN | Việt Nam |
3. Thông số kỹ thuật
Việc nắm bắt được thông số kỹ thuật chi tiết giúp cho việc chọn lựa trở nên chính xác hơn bao giờ hết và đặc biệt là giúp chọn đúng và tiết kiệm 1 khoản chi phí không nhỏ trong quá trình sử dụng và sản xuất.
- Kích thước bulong: Thường từ M5 ~ M72
- Bước ren sản phẩm: 01 – 06mm
- Chiều dài sử dụng: Từ 10 – 300mm
- Vật liệu chế tạo: Mác thép 30X, 35X, 40X, Scr420, Scr430
- Cấp bền: 8.8, 10.9, 12.9
- Xử lý bề mặt: nhuộm đen, oxi đen, mạ kẽm, nhúng nóng, mạ điện phân.v.v…
4. Cấp bền bulong là gì?
Cấp bền của bulong chính là khả năng chịu được các ngoại lực tác động như: lực nén, lực kéo, lực xiết, lực cắt.v.v..
Cấp bền bulong được các nhà sản xuất quy định và thể hiện qua các chỉ số như: giới hạn bền và giới hạn chảy.
Trên thế giới hiện nay có 2 cách thể hiện cấp bền của bu lông đó là tiêu chuẩn cấp bền hệ mét và tiêu chuẩn cấp bền hệ inch. Tuy nhiên ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung sử dụng nhiều nhất vẫn là cấp bền hệ mét.
Ví dụ:
Thông thường cấp bền hệ mét được ký hiệu bằng 2 chữ số và phân cách nhau bởi dấu (.) ở trên đỉnh của đầu con tán bulong. Và nó được thể hiện như: 8.8; 10.9; 12.9; 14.9….
Trong đó:
- Số bên trái dấu (.) là 1/10 độ bền kéo tối thiểu của bulong – đơn vị đo là kgf/cm2
- Số bên phải dấu (.) là: 1/10 giá trị tỷ lệ giữa giới hạn chảy – đơn vị đo là %
5. Phân loại
Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bulong cường độ cao. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, vật liệu chế tạo, hình dạng của bulong mà người ta phân chia nó ra làm nhiều loại
5.1 Nếu căn cứ vào cấp bền
Theo như chúng ta đã biết thì bu long cường độ cao chính là những sản phẩm bulong có cấp bền cao từ 8.8 trở lên. Vì vậy nếu căn cứ vào cấp bền thì chúng ta có các loại như sau:
Bulong cường độ cao 8.8
Bu lông cường độ cao 8.8 là sản phẩm bu lông có giới hạn bền nhỏ nhất là 8×100 = 800Mpa, giới hạn chảy là 800 x (8 / 10) = 640 Mpa.
Trị số 8.8 là trị số thể hiện cấp bền của sản phẩm Bu lông. Chỉ số 8.8 nghĩa là số đầu nhân với 100 cho ta trị số giới hạn bền nhỏ nhất (MPa), số thứ hai chia cho 10 cho ta tỷ số giữa giới hạn chảy và giới hạn bền (Mpa)
Bulong cường độ cao 10.9
Bulong cấp bền 10.9 là sản phẩm bulong đảm bảo các chỉ số như:
• Giới hạn bền đứt nhỏ nhất (Tensile strength): 1040 Mpa
• Giới hạn bền chảy nhỏ nhất (Yield Strength): 940 Mpa
Bulong cường độ cao 12.9
Bulong cường độ cao 14.9
5.2 Nếu căn cứ vào xử lý bề mặt
- Bu lông cường độ cao nhuộm đen
- Bu lông cường độ cao mạ kẽm điện phân
- Bu lông cường độ cao mạ kẽm nhúng nóng
5.3 Nếu căn hình dạng kiểu đầu bulong
Nếu căn cứ vào điều này chúng ta cũng có nhiều loại để lựa chọn sử dụng như:
- Đầu lục giác
- Lục giác chìm đầu trụ
- Lục giác chìm đầu tròn
- Lục giác chìm đầu bằng
6. Bảng báo giá
7. Bảng tra bu lông cường độ cao
Như chúng ta đã biết cấp bền bulong có thể được sử dụng theo hệ mét và hệ inch. Và để tiện cho khách hàng có thể tra cứu dễ dàng chúng tôi chia sẻ bảng tra bulong cường độ cao theo tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN dưới đây:
8. Cách tính lực xiết
Việc xiết bulong nói chung cũng như việc xiết bu lông cường độ cao nói riêng là cơ bản nhưng lại vô cùng quan trọng. Nếu không tìm hiểu kỹ sẽ dẫn đến tình trạng bulong bị đứt, gãy, mất tác dụng liên kết và không thực hiện chính nhiệm vụ liên kết các chi tiết với nhau.
Công thức tính lực xiết bulong cường độ cao
Qua kinh nghiệm làm việc nhiều năm của chúng tôi cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín trên thế giới thì công thức tính lực xiết ốc – bulong là:
S = 1,5*d
Trong đó:
- S là kích thước ecu vặn vào của bu lông (tức là kích cỡ bulong)
- d là kí hiệu của đường kính bu lông
Xác định lực xiết
Cách tra, kiểm tra lực xiết bulong cường độ cao vô cùng đơn giản nếu chúng ta sở hữu bảng tra theo cấp bền.
Bảng tra lực xiết theo cấp bền của bulong được chúng tôi chia sẻ dưới đây:
Căn cứ vào bảng trên chúng ta sẽ thực hiện qua 2 bước như sau:
Bước 1: Xác định kích cỡ bulong cường độ cao
Chúng tôi mong rằng quý độc giả, khách hàng hãy đọc kỹ bảng tra. Từ bảng tra chúng ta có
- Cột thứ nhất
Khi nhìn vào bảng này, bạn sẽ thấy cột đầu tiên được ký hiệu là (d). Đây chính là cột đường kính của từng bu lông từ loại M3 đến M64.
- Cột thứ 2: Kích cỡ size của bu lông
Tiếp theo, cột thứ hai cũng chính là cột thể hiện được kích cỡ của bu lông và được ký hiệu là (s). Cột này sẽ biểu thị kích thước của ecu vặn vào bu lông. Như vậy, bạn chỉ cần bắt đầu từ cột đường kính bu lông gióng sang ngang, đó chính là kích cỡ của bu lông.
Ví dụ: Bulong loại M8 sẽ đi với ecu size 13mm, như vậy bulong M30 sẽ đi với ecu size là 46mm.
- Cột thứ 3: Độ bền bỉ của bu lông
Với mỗi loại bu lông có kích cỡ khác nhau, độ bền khác nhau cũng sẽ có lực siết tiêu chuẩn không giống nhau.
Với độ bền bu lông, các nhà sản xuất thường ký hiệu luôn trên đỉnh của bu lông. Khi đó, bạn chỉ cần xác định đường kính, kích cỡ của bu lông để có thể đối chiếu với độ bền ở từng cột nhỏ là được.
Bước 2: Xác định lực xiết
Sau khi các bạn đã xác định được chính xác độ bền của bu lông. Việc tiếp theo là bạn chỉ cần bắt đầu từ cột đường kính gióng thẳng sang đến cột độ bền của bu lông và từ cột thứ 3 gióng thẳng xuống. Tại chỗ giao nhau giữa hàng thẳng và hàng ngang sẽ chính là ô của lực siết tiêu chuẩn của bu lông đó cần xác định. Tiếp đó, bạn chỉ cần chọn công cụ siết có lực siết phù hợp với quy trình xiết bu lông mặt bích là đã hoàn thành quá trình xác định lực xiết.
Ví dụ:
- Đối với bulong M12 thì lực siết là 79Nm
- Đối với bulong M16 thì lực xiết là 198Nm
- Tương tự Bu long M22 là 552 N.m
9. So sánh bu lông thường và bu lông cường độ cao
Vì sao mà bulong cường độ cao lại quan trọng và cần chế tạo tuân thủ nghiêm ngặt về kỹ thuật cũng như quy trình so với loại bulong thường. Để các bạn dễ hình dung chúng tôi đưa ra bảng so sánh hay phân biệt giữa bulong thường với bulong cường độ cao.
Bulong thường | Bulong cường độ cao |
Vật liệu chế tạo bulong thường đa dạng hơn có thể sử dụng nhiều loại vật liệu để sản xuất như thép, đồng, nhôm, inox, nhựa..v.v… | Do yêu cầu cao nên vật liệu chế tạo đặc thù hơn: thép 45, thép 40 boron và thép hợp kim 20-mangan-titan-boron (20MnTiB), thép 35VB,… hoặc các loại chất liệu kim loại khác đã qua xử lý nhiệt nhằm nâng cao độ bền cơ tính. |
Khả năng chịu tải, ngoại lực kém hơn như lực kéo, nén, xoắn, v.v. | Độ bền và khả năng chịu lực tốt hơn, đảm bảo cho các mối ghép kỹ thuật cao, quan trọng. |
Cấp bền của bulong thông thường là: 4.6,4.8, 5.6, 5.8, 6.6 | cấp bền bu lông cường độ cao từ 8.8, 10.9, 12.9; 14.9 |
Giá thành rẻ hơn | Giá thành đắt hơn |
Ứng dụng
Có thể nói dòng bu lông cường độ cao là dòng bu lông tốt nhất trên thị trường hiện nay với các đặc tính kỹ thuật cao và nổi bật. Vì vậy mà rất nhiều đơn vị, cơ sở sản xuất, thi công lựa chọn sản phẩm này để lắp đặt, xiết chặt, liên kết các chi tiết chịu lực cao. Và dưới đây là những ứng dụng cụ thể:
- Ứng dụng cho lắp ráp các chi tiết máy móc, chi tiết sản phẩm có công suất lớn hoặc cố định chân đế các máy có tải trọng lớn, khối lượng lớn
- Ứng dụng trong thi công và lắp đặt các tòa nhà thép tiền chế, nhà xưởng… rộng hơn là trong lĩnh vực xây dựng
- Ứng dụng rộng rãi cho ngành cầu đường bao gồm cả: cầu và đường bộ, đường sắt, cầu cạn.v.v..
- Ứng dụng rộng rãi cho các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp.