Không có sản phẩm nào
Vít còn được gọi là ốc vít, đinh vít hay đinh ốc là những chi tiết được làm từ kim loại với những thiết kế đặc trưng rãnh xoắn (ren ngoài). Vít và bu lông thường được dùng để kẹp chặt các vật liệu với nhau bằng cách gắn ren vít với một rãnh ren tương tự (ren trong) trong một bộ lắp nối. Ốc vít có thể dùng cho nhiều loại vật liệu khác nhau bao gồm gỗ, kim loại tấm và nhựa. Vít cấy cũng có nhiều loại dùng cho nhiều trường hợp khác nhau. Do đó, khi mua ốc vít bạn cũng cần phải tìm hiểu cho thật kĩ để mua được loại ốc vít phù hợp. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về loại vít cấy. Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây:
1. Vít cấy là gì?

Vít cấy là chi tiết máy có cả 2 đầu đều được tiện ren, trừ phần thân giữa vít.
2. Đặc điểm cấu tạo
Loại vít này được sử dụng để kết nối 2 chi tiết có lỗ khoan dày được làm ren luôn trên đó. Với loại chi tiết dày làm bằng các vật liệu có độ bền kém thì nên sử dụng loại vít này để kết nối để hạn chế việc các lỗ ren bị hỏng sau nhiều lần tháo lắp.
Ví dụ như loại bu lông được làm từ thép được sử dụng với các loại chi tiết máy được làm từ gang hay các kim loại chịu lực kém hơn.
Khi hãm đai 1 chi tiết máy mà khó đưa thiết bị vào thì bạn cũng có thể sử dụng loại vít này. Có 2 loại vít cấy là loại đầu vào không có rãnh thoát dao và loại đầu vào có rãnh thoát dao.
3. Các loại vít cấy
Hiện nay có 2 kiểu vít cấy đó là:
- Kiểu A: Đầu vặn vào chi tiết không có rãnh thoát dao.
- Kiểu B: Đầu vặn vào chi tiết có rãnh thoát dao.
Chiều dài l1 của đầu vặn vào chi tiết bị ghép phụ thộc vào vật liệu chế tạo chi tiết đó. Cụ thể là:
- loại I: Lắp vào chi tiết bằng thép, bằng đồng: l1 = d
- Loại II: Lắp vào chi tiết bằng gang: l1 = 1,25d
- Loại III: Lắp vào chi tiết bằng nhôm: l1 = 2d
Ký hiệu của vít cấy gồm có:
- Kiểu vít cấy
- Ký hiệu ren
- Chiều dài l
- Số hiệu tiêu chuẩn của vít cấy
Ví dụ: Vít cấy A1 – M20 – x 120 TCVN 3608 – 81 có thể được hiểu là vít cấy kiểu A, loại I có l = 120mm, l1 = d, ren hệ mét, d = 20mm
4. Khi nào vít cấy được sử dụng
Khi thi công các chi tiết dày làm bằng vật liệu có độ bền thấp hơn vật liệu làm bu lông, ví dụ bu lông làm bằng thép sử dụng với chi tiết làm bằng gang hay các kim loại kém hơn thì nên sử dụng vít cấy để tránh làm hỏng lỗ ren sau nhiều lần tháo lắp.
Bên cạnh đó, khi khó đưa thiết bị vào trong lòng một chi tiết để hãm đai ốc lúc tháo lắp, người ta cũng có thể sử dụng vít cấy.
5. Hướng dẫn sử dụng
Khi thi công, người ta vặn liền 2 đai ốc vào một đầu, công chặt lại để có thể vặn vít vào lỗ ren trên chi tiết dày, sau đó lại tháo các đai ốc ra và để phần thân vít đã được cố định chặt trên chi tiết đó.
Sau mỗi lần tháo lắp các chi tiết khác, chúng ta chỉ cần lắp đai ốc rồi xiết chặt là xong.
6. Cách lắp ghép vít cấy
Việc siết chặt hãm 2 đai ốc với nhau sẽ giúp cho các đai ốc thực hiện chức năng giữ tương tự như đầu bu lông thông thường.
- Nếu muốn lắp vít thì xoay đai ốc phía trên theo hướng siết vào.
- Còn nếu để tháo vít thì xoay theo hướng nới lỏng ra.
Muốn thay thế tháo lắp chi tiết khác, chỉ cần tháo lắp đai ốc hãm rồi sau đó lại siết chặt lại là xong.
Trên đây là giải đáp của BULONG.COM.VN về chủ đề: “Vít cấy”. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn! Nếu bạn còn thắc mắc hay đang tìm một địa chỉ tin cậy để mua hàng thì còn chần chờ gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE hoặc Website – BULONG.COM.VN dưới đây để được giải đáp, hỗ trợ MIỄN PHÍ, NHANH CHÓNG.
Xem thêm các sản phẩm: Vít chữ L| Vít đầu dù| Vít khoen tròn.