Bài viết liên quan

Không có sản phẩm nào

Bulong đồng là một loại bulong được sử dụng rộng rãi từ lĩnh vực đời sống đến lĩnh vực sản xuất. Chúng có vai trò trung gian quan trọng trong việc lắp ghép, liên kết giữa các kết cấu thép lại với nhau. Là đơn vị chuyên nhập khẩu, sản xuất gia công dòng sản phẩm này với số lượng lớn chúng tôi cam kết chất lượng đảm bảo, chủng loại đa dạng và giá thành thì vô cùng hợp lý.

✅ Sản phẩm ⭐ Đa dạng chủng loại
✅ Giá thành ⭐ Rẻ nhất thị trường
✅ Đội ngũ tư vấn ⭐ Tư vấn nhiệt tình 24/7
✅ Thời gian bảo hành ⭐ 12 Tháng
✅ Kích thước ⭐ M3 – M64
✅ Vận chuyển ⭐ Giao hàng thần tốc

1. Bulong đồng là gì?

Bulong đồng là gì?
Bulong đồng là gì?

Bulong đồng được định nghĩa đơn giản là một loại sản phẩm kỹ thuật được làm từ chất liệu đồng. Chúng được ví như một dạng dây buộc có ren bên ngoài để liên kết chặt chẽ với ốc vít. Người ta thường dùng chúng để lắp ráp, liên kết hoặc ghép nối các chi tiết thành hệ thống, khối.

Nguyên lý làm việc của bu lông là dựa vào sự ma sát giữa các vòng ren của chi tiết và đai ốc (ê cu) để kẹp chặt các chi tiết lại với nhau.

Bu-long có tên tiếng anh là bolt.

2. Cấu tạo sản phẩm

Cấu tạo của bulong

Cấu tạo của bu-long gồm có 2 phần chính là đầu và thân.

  • Phần đầu (mũ): có nhiều hình dạng khác nhau. Ví dụ như hình tròn, lục giác (tên gọi khác là 6 cạnh) ngoài, lục giác chìm (còn gọi là 6 cạnh trong); bát giác (hay còn gọi là 8 canh). Và ngoài ra còn nhiều hình dạng khác…. Tuy nhiên, loại bulong có dạng 6 cạnh vẫn được dùng phổ biến nhất so với tất cả các loại. Bởi tính thẩm mỹ và sự thuận tiện trong quá trình sản xuất lẫn sử dụng.
  • Phần thân: Thông thường phần thân sẽ có dạng hình trụ tròn đều, được tiện ren. Ren được tiện trên thân bu-long là loại ren theo tiêu chuẩn ren hệ mét – tiêu chuẩn ren được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay. Tùy vào yêu cầu của công việc mà ren được tiện là ren lửng hay ren suốt.

Một bộ sản phẩm đầy đủ sẽ gồm có: bu lông, đai ốc (ê cu), vòng đệm (long đền).

  • Đai ốc (hay ê cu) là phụ kiện đi kèm, công dụng là để xiết một kết cấu vào giữa thân buloong và ê cu. Ê cu cũng có nhiều kiểu như kiểu lục giác ngoài, kiểu lục giác mỏng, kiểu hàn 3 chân, hàn 4 chân,…. Có một lỗ tròn ở giữa, bên trong được tiện ren hệ mét sao cho khớp để xiết vào con bulong có cùng kích thước, cùng bước ren. Dĩ nhiên, ở một số mối ghép không phải sử dụng đến êcu, nhưng hầu hết đều dùng êcu.
  • Vòng đệm hay còn gọi là long đền là một chi tiết trung gian nằm giữa ê cu và kết cấu liên kết hoặc giữa đầu bu-long và kết cấu liên kết. Vòng đệm phẳng có chức năng phân bổ lực đồng đều lên kết cấu cần liên kết. Cũng như tránh xước bề mặt tiếp xúc. Ngoài ra khả năng chống rung và hiện tượng tự tháo của ê cu. Vòng đệm phẳng và vòng đệm vênh là hai loại long đền thường được dùng nhất.

3. Đặc điểm sản phẩm bằng đồng

3.1 Ưu điểm

Đồng là kim loại có một dạng thù hình, có mạng lập phương tâm mặt với thông số mạng a = 3,6A0 có các tính chất như sau:

– Khối lượng riêng lớn (g = 8,94g/cm3) lớn gấp 3 lần nhôm.

– Tính chống ăn mòn tốt.

– Nhiệt độ nóng chảy tương đối cao (1083 độ C)

– Độ bền không cao (σb = 16Kg/mm2, HB = 40) nhưng tăng mạnh khi biến dạng nguội (σb = 45Kg/mm2, HB = 125). Do vậy một trong những biện pháp hóa bền đồng là biến dạng nguội. Mặc dù có độ cứng không cao nhưng đồng lại có khả năng chống mài mòn tốt.

– Tính công nghệ tốt, dễ dát mỏng, kéo sợi tuy nhiên tính gia công cắt kém.

– Tính dẫn điện, dẫn nhiệt cao

– Có thể tái chế mà không bị giảm chất lượng

3.2 Hạn chế

Hạn chế của bulong đồng là độ cứng, độ bền không cao. Khả năng chịu lực kém khiến bu lông ốc vít đồng thường không sử dụng được cho các liên kết đòi hỏi tải trọng lớn. Nên tránh sử dụng tại những nơi có môi trường độ ẩm quá cao khiến chúng dễ bị oxy hóa, xỉn màu. Hoặc là những môi trường hóa chất, nhiều chất tẩy rửa.

4. Các loại bulong đồng thường dùng

Các loại bulong đồng thường dùng
Các loại bulong đồng thường dùng
  • Bulong đồng lục giác ngoài theo tiêu chuẩn DIN 931 và DIN 933.
  • Bulong đồng lục giác chìm đầu trụ theo tiêu chuẩn DIN 912.
  • Bulong đồng lục giác chìm đầu cầu theo tiêu chuẩn DIN 7380.
  • Bulong đồng lục giác chìm đầu bằng (đầu côn) theo tiêu chuẩn DIN 7991.
  • Bulong đồng đầu tròn cổ vuông theo tiêu chuẩn DIN 603.
  • Bulong tai hồng (cánh chuồn).

5. Cách lắp đặt và lưu ý khi sử dụng bu-long đồng

5.1 Hướng dẫn lắp đặt

Hướng dẫn lắp đặt
Hướng dẫn lắp đặt

Quy trình lắp đặt và sử dụng chuẩn gồm có 5 bước sau:

  • Bước 1: Xác định độ sâu và độ rộng của lỗ cần lắp
  • Bước 2: Chuẩn bị bu-long và đai ốc cần thiết.
  • Bước 3: Thực hiện xử lý làm sạch bề mặt,…nếu cần.
  • Bước 4: Chèn chi tiết vào lỗ và dùng thêm đai ốc để giữ chặt.
  • Bước 5: Sử dụng các công cụ chuyên dụng để hỗ trợ vặn chặt đai ốc.

5.2 Các vấn đề cần lưu ý khi thi công

Thi công bulong đồng cũng giống như tất cả các loại khác khác. Tuy nhiên cần lưu ý thêm là lực xiết của đồng hạn chế hơn so với inox, các loại kim loại khác. Vì vậy nên về công trình chịu tải lớn khó đáp ứng được, độ bền cũng chưa đạt cấp bền cao. Nếu vẫn sử dụng, có thể xảy ra tình trạng toét đầu bu lông (bởi vì phần đầu bulong đồng khá mềm).

Do đó, bạn nên tham khảo, nghe tư vấn chi tiết từ nhà cung cấp ốc vít của mình để được hỗ trợ trong việc lựa chọn vật liệu tốt nhất cho mỗi ứng dụng, trường hợp khác nhau. 

6. Các tiêu chuẩn sản xuất bu-lông đồng

Bu lông được sản xuất tuân thủ theo các tiêu chuẩn:

  • Tiêu chuẩn DIN của Đức
  • Tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản
  • Tiêu chuẩn ISO của Quốc tế
  • Tiêu chuẩn ASTM/ANSI của Mỹ
  • Tiêu chuẩn BS của Anh
  • Tiêu chuẩn GB của Trung Quốc
  • Tiêu chuẩn GOST của Nga
  • Tiêu chuẩn TCVN của Việt Nam

7. Quy trình sản xuất bulong đồng

Quy trình sản xuất bulong đồng
Quy trình sản xuất bulong đồng
  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: Đồng là nguyên liệu chính để sản xuất ra bulong nhựa. Nguyên vật liệu phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn và chứng chỉ chất lượng quốc tế để chất lượng sản phẩm đồng đều.
  • Các bước chính trong quá trình sản xuất gồm: cắt, mài, dập, tạo đầu, định hình và gia chông chính xác. Trong suốt quá trình gia công, cần đảm bảo tính chính xác và độ bền của từng sản phẩm.
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Sau khi sản xuất, tất cả sản phẩm sẽ được kiểm tra kỹ càng lại chất lượng của sản phẩm. Quá trình này gồm các bước như kiểm tra kích thước, kiểm tra độ bền, kiểm tra độ cứng và kiểm tra khả năng chống ăn mòn. 

8. Ứng dụng của chi tiết

Ứng dụng của bulong trong thực tiễn
Ứng dụng của trong thực tiễn

Bởi những ưu điểm và hạn chế trên nên bu lông bằng đồng được sử dụng trong các ứng dụng: 

  • Nhờ khả năng chịu nhiệt và truyền nhiệt tốt, bulong đồng được sử dụng trong chế tạo hệ thống nồi hơi,…
  • Sử dụng để lắp ráp liên kết trong hệ thống máy móc, đường dẫn thuộc hệ thống điện
  • Dùng trong ngành điện tử viễn thông
  • Chống oxy hóa tốt nên thường được dùng trong hệ thống lọc nước
  • Sử dụng trong công nghiệp đóng tàu biển để lắp ghép đường ống dẫn nước biển, đường ống phân phối khí tự nhiên,…

Trên đây là giải đáp của BULONG.COM.VN về chủ đề: “Bulong đồng”. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn! Nếu bạn còn thắc mắc hay đang tìm một địa chỉ tin cậy để mua hàng thì còn chần chờ gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE hoặc Website – BULONG.COM.VN dưới đây để được giải đáp, hỗ trợ MIỄN PHÍNHANH CHÓNG.

Xem thêm các sản phẩm: Bulong nhựa| Bulong thép đen| Bulong mạ kẽm.

–Xem thêm–

Hà Nội

Mr Toàn
Mr Toàn 0967393112

Hồ Chí Minh

Mr. Bul
Mr. Bul 0967393121
Liên hệ