Tất cả 23 Tắc kê nở - Bulong nở
✅ Sản phẩm | ⭐ Đa dạng chủng loại |
✅ Giá thành | ⭐ Rẻ nhất thị trường |
✅ Đội ngũ tư vấn | ⭐ Tư vấn nhiệt tình 24/7 |
✅ Thời gian bảo hành | ⭐ 12 Tháng |
✅ Kích thước | ⭐ M3 – M64 |
✅ Vận chuyển | ⭐ Giao hàng thần tốc |
1. Tắc kê nở – Bulong nở là gì?

Bulong nở hay còn gọi là tắc kê nở, là loại bulong có cấu tạo đặc biệt có khả năng chịu lực, chịu tải rất tốt. Sở dĩ có cái tên bulong nở là vì chúng có bộ phận giãn được gọi là áo nở. Nhờ vậy mà làm tăng cường khả năng liên kết giữa các kết cấu hoặc khung sắt với kết cấu bê tông công trình.
Một chiếc tắc kê nở đạt tiêu chuẩn phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Được sản xuất từ chất liệu đảm bảo, có độ bền cơ tính và hóa tính cao.
- Khả năng chịu lực tốt, chịu được tải trọng và áp lực lớn.
- Khả năng chống oxi hóa tốt, chống mài mòn tốt, dễ rèn – hàn – dập.
- Tắc kê không bị gỉ, làm việc được trong môi trường có nhiệt độ cao.
2. Cấu tạo của bulong nở
Tùy theo từng loại sẽ có cấu tạo khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết thì chi tiết sẽ có cấu tạo gồm:
- Phần thân: là một thanh thép, hình trụ tròn. Một phần được tiện ren, tiêu chuẩn ren hệ mét.
- Phần đầu: hình côn, có chức năng để đẩy áo nở xòe ra khi làm việc. Ở phần đầu bu lông nở rút có ghi thông tin về vật liệu sản xuất.
- Phần áo nở dạng hình trụ tròn, rỗng, có nhiệm vụ tạo ra lực ma sát giữa nở rút và nền bê tông. Trên áo nở có ghi vật liệu sản xuất và kích thước của con bu lông nở đó.
Tắc kê nở có nhiều loại, tuy nhiên thì có nguyên lý hoạt động gần như nhau, đó là sau khi đóng tắc kê nở vào tường, dùng đai ốc kéo tắc kê theo chiều ngược lại, áo nở sẽ nở ra để bám vào tường bê tông. Từ đó hình thành liên kết của một kết cấu lên tường bê tông.
3. Một bộ tắc kê nở đầy đủ gồm những gì?
Một bộ tắc kê nở – bulong nở đầy đủ sẽ bao gồm:
- 01 bulong
- 01 áo nở
- 01 long đền phẳng
- 01 long đền vênh
- Từ 1-2 đai ốc (ê cu)
4. Phân loại bulong nở
4.1 Theo hình dạng
a) Bulong nở móc

Bu-long nở móc hay còn gọi là bu lông nở móc câu, là những loại bu lông được ứng dụng cho việc căng dây, căng cáp nhằm cố định hay giằng một kết cấu nào đó.
Đầu móc thường sẽ nối với đầu tròn của tăng đơ, đầu còn lại có móc thông thường sẽ được liên kết với nền, rầm bê tông (móng).
Cấu tạo của nở móc – tắc kê móc
- Phần đầu có tác dụng móc vào đầu dây cần căng, thông thường sẽ nối với đầu tròn của tăng đơ.
- Phần thân là phần chịu lực chính của , phần này khi thi công sẽ được đóng chìm vào bên trong rầm bê tông.
- Phần áo nở sẽ nở ra khi xiết đai ốc, phần áo nở sẽ nở ra tỳ sát vào thành bê tông, tạo ra sự liên kết chặt chẽ của chi tiết và thành bê tông.
- Ecu (đai ốc) và long đen là phần có công dụng xiết vào làm áo nở xòe ra để liên kết với thành bê tông.
b) Bulong nở đinh

Là một loại nở – tắc kê nở được ứng dụng rất nhiều trong việc lắp đặt kết cấu như bảng điện, tử điện, cố định cột các chuồng nuôi gia xúc, gia cố ghế ngồi trên các sân vận động…
Sản phẩm có khả năng chịu lực rung động cực tốt.
Được cấu tạo bởi 5 phần. Chi tiết cấu tạo như sau:
- Phần 1: Đinh là loại đinh đã được tôi cứng
- Phần 2: Phần đầu chi tiết có ren hệ mét
- Phần 3: Đai ốc và vòng đệm tương thích nhau, chỉ có thể chuyển động xoay với nhau mà không thể tách rời nhau.
- Phần 4: Phần áo nở hay còn gọi là chân bu lông, khi đinh được đóng xuống thì áo nở giãn ra, ép sát vào thành bê tông tạo ra lực liên kết.
- Phần 5: Các đường gân giúp tăng ma sát, tăng lực bám của chi tiết với thành bê tông.
c) Bulong nở rút

Là một loại bu lông nở – tắc kê nở được thiết kế với cấu tạo đặc biệt, có cường độ chịu lực và chịu tải tốt. Có bộ phận giãn được gọi là áo nở nhằm tăng cường khả năng liên kết giữa các kết cấu hoặc giữa kết cấu khung với thành bê tông công trình.
Mỗi một bộ sản phẩm bao gồm:
- 01 bulong
- 01 áo nở,
- 1 long đen phẳng,
- 1 long đen vênh
- Từ 1-2 đai ốc (ê cu).
d) Bulong nở đạn

Là loại bu lông nở được sử dụng khá rộng rãi trong việc lắp ghép, từ việc gắn một vật hay một cơ cấu lên trần bê tông như hệ thống treo dầm thạch cao, hay treo hệ thống đường ống, đường dây máng. Cho đến việc lắp chân đế những hệ thống máy móc, hay cố định những chi tiết trong nhà máy hay để ngoài trời.
Cấu tạo của nở đạn gồm:
- Phần đầu có tiện ren hệ mét bên trong, ren được tiện theo tiêu chuẩn hệ mét. Phần này có công dụng là nối thanh ren – ty ren hay với Nở đóng (nở đạn)
- Phần thân hình trụ tròn, bên trong rỗng, bên ngoài có ghi các thông tin về nở đóng, nở đạn đó như vật liệu sản xuất, kích thước con bu lông nở đạn đó, hay ký hiệu nhãn mác nhà sản xuất.
- Phần áo nở liền thân có công dụng là sẽ nở ra để ép sát vào thành bê tông, qua đó tạo liên kết giữa Nở đóng (nở đạn) và kết cấu bê tông. Bên ngoài áo nở có dập các đường gân nổi nhằm tăng ma sát cho liên kết.
- Phần đạn nở nằm bên trong thân sẽ phải chịu lực đẩy, sẽ di chuyển sâu vào trong nền bê tông, qua đó sẽ làm giãn áo nở ra, tạo liên kết giữa nở đóng, nở đạn và nền bê tông.
4.2 Theo vật liệu sản xuất
Chúng được sản xuất từ các loại vật liệu như: thép cacbon, thép không gỉ – inox, thép hợp kim,…và các loại kim loại khác. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các bu-long chống xoay đều được sản xuất chủ yếu từ các loại inox như 201, 304, 316. Đặc điểm của chúng là:
- Inox 201 là loại thép không gỉ có mác thép là SUS 201. Có khả năng chống ăn mòn hóa học hạn chế. Vì vậy loại bulong sản xuất từ vật liệu này chỉ nên sử dụng trong những môi trường khô ráo. Khả năng chịu lực của bulong sản xuất từ thép không gỉ 201 tương đương với cấp bền 10.9. Ưu điểm lớn khi chế tạo từ inox 201 là giá thành hợp lý, tính thẩm mỹ cao.
- Inox 304 là loại thép không gỉ có mác thép là SUS 304. Khả năng chống ăn mòn hóa học của vật liệu inox 304 là một điểm mạnh. Sản phẩm bulong inox 304 thường được sử dụng cho những liên kết thường xuyên phải chịu ăn mòn hóa học. Khả năng chịu lực của bulong sản xuất từ thép không gỉ inox 304 tương đương với cấp bền 8.8. Bên cạnh đó có tính thẩm mỹ cao. Do đó đây là loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
- Inox 316 là loại thép không gỉ có mác thép là SUS 316. Về khả năng chống ăn mòn hóa học của vật liệu inox 316 được đánh giá là vượt trội. Khả năng chịu lực của inox 316 tương đương với cấp bền 10.9. Loại này ít được sử dụng do giá thành cao.
5. Các bước thi công chuẩn
Các bước thi công chuần gồm 5 giai đoạn là:
- Giai đoạn 1: Khoan lỗ phù hợp với thiết kế về chiều sâu và đường kính lỗ, đường kính lỗ là thông số quan trọng nhất khi khoan lỗ, vì vậy phải đặc biệt chú ý đường kính khi khoan lỗ phải lựa chọn mũi khoan có đường kính phù hợp. Về chiều sâu lỗ thì có khoan quá một chút cũng không có vấn đề gì.
- Giai đoạn 2: Vệ sinh lỗ khoan bằng dụng cụ chuyên dùng.
- Giai đoạn 3: Đưa tắc kê nở đinh và lỗ và điều chỉnh đai ốc sao cho phù hợp với thiết kế đưa ra.
- Giai đoạn 4: Đóng đinh và cố định bu lông, sẽ làm chắc chắn liên kết.
- Giai đoạn 5: Kiểm tra và điều chỉnh lại nở đinh cho theo ý muốn.
6. Ưu điểm nổi bật của sản phẩm
- Thi công nhanh và dễ hơn so với thi công bu lông hóa chất hay vít nở nhựa
- Giá thành thấp
- Dễ dàng tháo lắp để kiểm tra trực giác độ giãn nở, không gây vướng khi tháo bản mã và phẳng với bề mặt vật liệu nền sau khi lắp đặt.
- Có thể kết hợp được với tất cả các loại ty ren, vít ren hay ốc lục giác.
7. Tắc kê nở được sử dụng để làm gì

- Pát đỡ khung xương mặt dựng nhôm kính
- Lắp dựng kèo và cột kết cấu thép
- Vách ngăn xuống khung sàn
- Kết cấu thép vào bê-tông
- Giá kệ kho hàng và lan can
- Bản mã kẹp ray thang máy
- Ghế ngồi ở sân vận động
- Rào chắn an toàn…
Trên đây là giải đáp của BULONG.COM.VN về chủ đề: “Tắc kê nở – Bulong nở”. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn! Nếu bạn còn thắc mắc hay đang tìm một địa chỉ tin cậy để mua hàng thì còn chần chờ gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE hoặc Website – BULONG.COM.VN dưới đây để được giải đáp, hỗ trợ MIỄN PHÍ, NHANH CHÓNG.
Xem thêm các sản phẩm: Bulong chống xoay| Bulong móc| Bulong neo.