Bulong liên kết

Bulong liên kết

Bulong liên kết là một chi tiết nhỏ nhưng rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày, nhất là lĩnh vực xây dựng và lắp ráp. Thế nhưng bulông liên kết là gì? Chúng có điểm gì khác với vít? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây của BULONG.COM.VN.

Bulong liên kết là gì?

Bulong liên kết hiểu đơn giản là loại bu-long có chức năng liên kết các chi tiết với nhau, dùng để lắp ráp các chi tiết thành hệ thống khối – khung giàn. Tại đây, lực chịu tải chính trong các liên kết này không phải là lực cắt mà là lực dọc trục.

Tên tiếng anh gọi là: Connection bolt.

Chi tiết được sử dụng chủ yếu trong các kết cấu tĩnh, chi tiết máy cố định ít chịu tải trọng động. Chúng có nhiều chủng loại, hình dáng và kích thước khác nhau đáp ứng được các mục đích liên kết, cường độ làm việc, mục đích sử dụng, môi trường sử dụng. Bên cạnh đó còn dễ dàng tháu lắp, sửa chữa khi cần.

Vật liệu chế tạo

Vật liệu chế tạo bulong liên kết

Bulong liên kết có thể được sản xuất bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như: Thép cacbon (Thép cacbon thường, thép cacbon cường độ cao), các loại thép không gỉ (inox 201, inox 304), đồng,..
Trong đó,
  • Sản xuất bằng các loại kim loại màu, hợp kim màu như: Đồng, titan, kẽm,..dùng cho các nhu cầu trong ngành công nghiệp điện, chế tạo máy bay, hệ thống xử lý nước,…

Bulong trong các kết cấu cầu, nhà thép

  • Các loại thép không gỉ (inox): inox 201, inox 304, inox 316,… Với ưu điểm có khả năng chống ăn mòn hóa học, chống gỉ sét từ môi trường thường được sử dụng tại những nơi yêu cầu cao về khả năng chống gỉ sét, yêu cầu tính thẩm mỹ cao.
  • Từ các loại thép cacbon thường, thép cacbon cường độ cao, thép hợp kim. Tại đây lại có hai nhóm nhỏ hơn:

+) Không qua xử lý nhiệt: Là các dòng bulong liên kết thường hoặc liên kết cường độ thấp. Các loại thép dùng để sản xuất bulong thường có cơ tính tương đương để sau khi gia công thì không cần qua xử lý nhiệt vẫn đạt các cấp bền từ 4.8 ; 5.6 và 6.6.

+) Có qua xử lý nhiệt: Là các dòng bulong liên kết cường độ cao, có cấp bền từ 8.8; 10.9 đến 12.9. Các loại thép hợp kim có cấp bền tương đương hoặc loại thép có cấp bền thấp hơn được sử dụng để gia công buloong, sau đó bulong được tăng cơ tính, đạt cấp bền cao hơn thông qua các phương pháp nhiệt luyện thích hợp.

Phân loại bulong liên kết theo phương pháp sản xuất

Phân loại bulong liên kết theo phương pháp sản xuất

Bulong liên kết thô

Được sản xuất từ thép tròn, đầu bulong được dập nguội, dập nóng hoặc rèn. Phương pháp sản xuất thủ công nên sản phẩm có độ chính xác không quá cao. Sản phẩm thường được dùng nhiều trong các kết cấu bằng gỗ, các liên kết không quá quan trọng.

Bu lông liên kết nửa tinh

Sản phẩm sản xuất tương tự như loại thô nhưng được gia công chi tiết thêm phần đầu và các bề mặt trên mũ.

Bu lông liên kết tinh

Bằng các phương pháp cơ khí với độ chính xác cao đã cho ra các sản phẩm với độ chính xác và sắc nét cao. Hầu hết các ứng dụng liên kết trong kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép trong công nghiệp hiện nay đều sử dụng loại bulong này.

Bulong liên kết siêu tinh

Được sản xuất bằng các phương pháp sản xuất có yêu cầu khắt khe về độ chính xác trong gia công cơ khí. Loại bulong này chủ yếu được sử dụng trong các ngành cơ khí chính xác với dung sai lắp ghép nhỏ, các mối liên kết đặc biệt.

Quy trình sản xuất bulong liên kết

Quy trình sản xuất bulong liên kết

Báo giá bu lông liên kết còn dựa vào quy trình sản xuất. Thông thường để sản xuất bu lông liên kết chất lượng sẽ trải qua 6 bước cơ bản như sau:
  • Bước 1: Xử lý bề mặt nguyên liệu: Sau khi đưa thép vào lò 30 giờ, thép sẽ được xử lý bằng axit sunfuric để làm sạch bề mặt và phủ 1 lớp phosphate. 
  • Bước 2: Tạo hình cho sản phẩm: Thép nguyên liệu sau khi được xử lý bề mặt và được cắt thành những đoạn đều dài bằng nhau theo tiêu chuẩn sẵn có sẽ đưa vào khuôn J, U, L, V,…
  • Bước 3: Cán ren cho bu lông liên kết: Tùy thuộc vào loại được đặt hàng mà sử dụng phương pháp cán ren nóng hoặc lạnh.
  • Bước 4: Nhiệt luyện: Bước này sẽ giúp cho chi tiết tăng khả năng chịu lực. Các sản phẩm bu lông liên kết sau khi hoàn thiện cán ren sẽ được đưa vào lò nung ở nhiệt độ 800 – 10000°C để thay đổi cấu trúc thép. Để xác định độ bền thí sản phẩm sẽ được đo lực và thử bẻ gãy. Những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ khỏi dây chuyền sản xuất.
  • Bước 5: Xi mạ bu lông liên kết: Tùy thuộc vào yêu cầu của từng mục đích sử dụng của từng loại sản phẩm mà quy trình gia công sẽ được xử lý xi mạ khác nhau. Những dòng sản phẩm phải tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt thường phải làm bằng inox hoặc mạ bằng hợp kim chống gỉ.
  • Bước 6: Đóng gói sản phẩm: Trên hộp và bao bì của sản phẩm sẽ ghi những thông số cần thiết để người tiêu dùng lựa chọn.

Trên đây là giải đáp của BULONG.COM.VN về chủ đề: “Bulong liên kết”. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn! Nếu bạn còn thắc mắc hay đang tìm một địa chỉ tin cậy để mua hàng thì còn chần chờ gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE hoặc Website dưới đây để được giải đáp, hỗ trợ MIỄN PHÍNHANH CHÓNG.

1.2/5 - (20 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hà Nội

Mr Thanh
Mr Thanh 0967393688

Hồ Chí Minh

Mr. Bul
Mr. Bul 0967393121
Liên hệ