Bu lông móng trụ đèn
Liên hệ
CAM KẾT
Chất lượng sản phẩm đạt chuẩn, cung cấp đầy đủ giấy tờ CO-CQ.
Giá thành tốt nhất thị trường, có chiết khấu cao khi mua số lượng lớn.
Đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao, tư vấn viên chuyên nghiệp.
Kho hàng lớn, trải dài trên toàn quốc và sẵn sàng nhiều loại.
Giao hàng nhanh chóng đến tay người tiêu dùng.
Hoàn tiền - Đổi mới nếu sản phẩm không như cam kết.

Sản phẩm: Bu lông móng trụ đèn
THÔNG TIN SẢN PHẨM
Khi tiến hành thi công cột đèn cho các dự án/ công trình khác nhau thì khung móng cột đèn là bộ phận không thể thiếu cùng với cột đèn, cần đèn và bóng đèn. Khung móng cột đèn có chắc chắn, đảm bảo thì thành quả cột đèn mới đạt chất lượng tốt. Và đóng góp lớn cho sự thành công đó chắc chắn không thể thiếu vai trò quan trọng của chi tiết bu long móng trụ đèn trong kết cấu khung móng cột đèn. Để tìm hiểu rõ hơn về chi tiết “bu lông móng trụ đèn” mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của BULONG.COM.VN.
1. Bu lông móng trụ đèn là gì?

Bu lông móng trụ đèn là một chi tiết kỹ thuật không thể thiếu trong việc liên kết, lắp đặt các khung móng trụ đèn chiếu sáng. Có chức năng làm nền móng cố định, đảm bảo chất lượng và an toàn cho cột đèn.
Bulong móng trụ đèn còn được gọi với nhiều tên khác như là: bulong neo cột đèn, bulong neo móng, bulong móng trụ đèn chiếu sáng,…
Để lắp đặt các khung móng trụ đèn, người ta thường dùng các loại bu-long neo móng có đường kính từ M12 – M40 và chiều dài của ren từ 25 – 400 mm. Tùy theo bản vẽ thiết kế trụ đèn đó, bu lông neo móng sử dụng sẽ có hình dạng khác nhau. Tuy nhiên các hình dạng bu lông móng thường sử dụng là: bulong neo L, bulong neo U, bu lông neo J và bu lông neo I.
2. Đặc điểm cấu tạo
Khung móng trụ đèn sẽ gồm 2 phần là khung móng và cọc tiếp đất. Trước khi đưa vào sử dụng cần tham khảo các thông số kỹ thuật và tính toán dựa trên các khảo sát về các yếu tố môi trường liên quan khác. Ví dụ như: địa hình, khí hậu và chiều cao…

2.1 Kết cấu
Khung móng trụ đèn phải được cấu tạo từ 2 tầng trở lên, thường là 3 tầng. Chúng được kết hợp từ các thanh sắt hoặc thép cùng với các bu lông neo. Sau đó được xếp thành 2 tầng, và cố định với nhau bằng các mối nối hàn. Phần chân tiếp đất bên dưới được bẻ cong lại cho phù hợp để tăng sự liên kết chắc chắn với móng trụ.
2.2 Chất liệu
Trụ đèn chiếu sáng thường có khung móng làm từ chất liệu sắt thép để đảm bảo sản phẩm có độ bền tốt nhất. Chất liệu cần phải được cân nhắc cẩn thận để phù hợp với tổng thể trụ đèn, chịu được trọng lượng lớn mà không biến dạng, độ bền tốt. Hơn nữa là chịu được các ảnh hưởng từ bên ngoài.
Thông thường, khung móng sẽ được sơn lớp cách điện để có thể chống han gỉ và bảo đảm an toàn.
2.3 Kích thước
Kích thước của bu lông móng neo sử dụng trong liên kết được tính toán dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như sức chịu gió, hố sâu của móng sẽ được cuộn ren, áp lực phải chịu,… Kích thước móng thường sử dụng là M16 và M24.
Tùy theo yêu cầu của khách và bản vẽ mà sử dụng loại bu-long neo cho phù hợp. Tuy nhiên việc tính toán bu-lông neo chân cột chính xác sẽ giúp giảm thiểu các chi phí không đáng có, đảm bảo an toàn cho toàn bộ công trình.
3. Ưu điểm của bu lông móng trụ đèn

Tuy chỉ có cấu tạo đơn giản nhưng bu-long móng trụ đèn có rất nhiều ưu điểm như:
- Neo giữ tốt các bộ phận với nhau. Từ đó giúp liên kết các bộ phận và tạo sự chắc chắn cho kết cấu.
- Dễ dàng lắp ráp nhờ cấu tạo đơn giản.
- Mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho dự án thi công. Do đó tránh những sự cố không mong muốn.
4. Hướng dẫn thi công
Sau khi đã lựa chọn được loại bulong móng trụ đèn phù hợp để phục vụ cho việc thi công lắp đặt, thì sau đây sẽ là một số hướng dẫn và lưu ý khi lắp đặt:
- Đầu tiên cần xác định vị trí cần gắn bulong neo, khoảng cách giữa các bulong.
- Dùng sắt D8, D10 để cùm chân bulong của dầm móng hoặc sắt chủ chân cột. Với mục đích để cố định lại bu long trong qua trình thi công.
- Kiểm tra độ đỉnh hoàn thiện. Quan sát chính xác phần cong bê tông và phần nhô lên ngoài bê tông.
- Lắp đặt tấm mã sao cho bề mặt tiếp xúc với đế cột trên cùng một mặt phẳng. Đảm bảo tính đồng nhất và khả năng truyền lực của cột xuống hệ thống móng của nhà máy.
- Các đầu ren phải được bịt kín để chúng không bị dính bê tông trong quá trình đổ. Để dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc lắp đặt cột sau này.
- Cần xác định chính xác tọa độ bulong móng chuẩn bị lắp đặt qua máy kinh vĩ. Và kiểm tra độ ổn định của từng cụm bu lông.
- Trong quá trình đổ bê tông, từng vị trí chân cột cần được quan sát cẩn thận. Nếu bu lông hoặc cụm bu lông đã di chuyển, nó nên được điều chỉnh thích hợp.
- Kết cấu phải đảm bảo tính đồng nhất và khả năng chịu lực tối đa.
5. Phân loại bu lông móng trụ đèn
5.1 Phân loại theo cấp bền bu lông neo trụ đèn
Bulong neo trụ đèn được chia thành 5 loại tương đương với các cấp bền sau:
- Bulong móng trụ đèn cấp bền 3.6: được sản xuất từ mác thép CT3, CT4, CT5, Q325. Nhưng do cấp bền thấp nên rất ít khi được các nhà thầu lựa chọn.
- Bu lông móng trụ đèn cấp bền 4.6: là loại bulong có cấp bền mọi người thường hay sử dụng. Loại này được chế tạo từ các loại mác thép SS400, SS490, SS540.
- Bu lông móng trụ đèn cấp bền 6.6: đây cũng là loại có cấp bền thông thường. Mác thép dùng để sản xuất nó thường là C45, C55, C65.
- Bulong móng trụ đèn cấp bền 8.8: là loại bulong có cấp bền cao. Các mác thép sử dụng sản xuất là: 40X, 30X, 35X, SCr420, Scr430. Để đạt đúng cấp bền 8.8 thì bulong cần trải qua quá trình nhiệt luyện.
- Bu lông móng trụ đèn inox 201, 304, 316: tương ứng với các mác thép SUS 201, 304, 316. Ưu điểm chung của cả 3 loại bulong móng trụ đèn này là tính thẩm mỹ cao, chống gỉ tốt. Tùy vào mỗi mác thép thì độ cứng, khả năng chống ăn mòn hóa học sẽ có sự khác nhau.
5.2 Phân loại theo kích thước bu lông móng trụ đèn
Từ thiết kế đến kích thước của bu lông móng trụ đèn đều phải phụ thuộc vào các chi tiết khác như cột, cần, bóng đèn. Sau nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực bu lông ốc vít này, BULONG.COM.VN nhận thấy một số kích thước hay dùng và ứng dụng của chúng là:
- BULONG NEO M16: thường dùng cho khung móng có kích thước 240x240x550m, cột thép cao 6m và chiều sâu khối bê tông 1.0×0.8m.
- BULONG NEO M16: thường dùng cho khung móng có kích thước 240x240x675m, cột thép cao 7m và chiều sâu khối bê tông 1.0×0.8m.
- BULONG NEO M24: thường dùng cho khung móng có kích thước 300x300x675m, cột thép cao 8m-11m và chiều sâu khối bê tông 1.0×0.8m hoặc 1.2×1.0m.
- BULONG NEO M24: thường dùng cho khung móng có kích thước 400x400x750, cột thép cao 12m và chiều sâu khối bê tông 1.2×1.0m.
- BULONG NEO M24: thường dùng cho khung móng có kích thước 450x450x1200, cột thép cao 14m và chiều sâu khối bê tông 1.2×1.0m.
=> Khung M16 hay dùng cho các loại cột đèn cao áp có mặt bích đế nhỏ. Ngược lại, khung M24 thì chủ yếu dùng cho loại cột đèn cao áp có mặt bích đế to. Kích thước chế tạo khung móng, bu long neo được sản xuất theo bản thiết kế hoặc yêu cầu.
6. Ứng dụng thực tiễn

Bu lông móng trụ đèn được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực trong đời sống. Nhưng về cơ bản, chúng sẽ dùng nhiều trong các ngành xây dựng, cầu đường và ngành năng lượng mặt trời.
- Ngành xây dựng và cầu đường: Bulong móng có vai trò kết nối các bộ phận, chi tiết lại với nhau như khung thép, kết cấu bê tông, cột và dầm. Hoặc các phụ kiện khác như cửa và cửa sổ, tấm lợp,…
- Ngành điện năng lượng mặt trời: có mặt trong các tấm pin mặt trời, cấu trúc giá đỡ và bộ biến đổi điện.
- Một số lĩnh vực khác liên quan đến cơ khí và kết cấu.
Trên đây là giải đáp của BULONG.COM.VN về vấn đề: “Bu lông móng trụ đèn”. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn! Nếu bạn còn thắc mắc hay đang tìm một địa chỉ tin cậy để mua hàng thì còn chần chờ gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE hoặc Website – BULONG.COM.VN dưới đây để được giải đáp, hỗ trợ MIỄN PHÍ, NHANH CHÓNG.
Xem thêm các sản phẩm: Bulong móng M12| Bulong neo inox| Bulong neo cường độ cao
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
◾ KÍCH THƯỚC: Theo tiêu chuẩn |
◾ MÀU SẮC: đen, trắng, bạc,... |
◾ TIÊU CHUẨN: DIN, JIS/ ASMT/ ISO/ KS/ GB/ TCVN/… |
◾ VẬT LIỆU SẢN XUẤT: Sắt, thép, inox,... |
◾ CẤP BỀN: Theo tiêu chuẩn |
◾ XỬ LÝ BỀ MẶT: Mạ kẽm, mạ kẽm nhúng nóng, xi vàng |
◾ HÌNH THỨC ĐÓNG GÓI: Theo từng loại, bên ngoài được ghi đầy đủ thông tin sản phẩm. |
◾ XUẤT XỨ: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan,... |
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
◾ KÍCH THƯỚC: Theo tiêu chuẩn |
◾ MÀU SẮC: đen, trắng, bạc,... |
◾ TIÊU CHUẨN: DIN, JIS/ ASMT/ ISO/ KS/ GB/ TCVN/… |
◾ VẬT LIỆU SẢN XUẤT: Sắt, thép, inox,... |
◾ CẤP BỀN: Theo tiêu chuẩn |
◾ XỬ LÝ BỀ MẶT: Mạ kẽm, mạ kẽm nhúng nóng, xi vàng |
◾ HÌNH THỨC ĐÓNG GÓI: Theo từng loại, bên ngoài được ghi đầy đủ thông tin sản phẩm. |
◾ XUẤT XỨ: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan,... |
Bài viết liên quan
-
Tiêu chuẩn bulong | Bu lông tiêu chuẩn
22/05/2023
1644 views
-
Tác dụng của long đền vênh khi đi cùng bu lông, ốc...
25/03/2023
739 views
-
Quy trình sản xuất bu lông
24/02/2023
730 views
-
Bu lông là gì
14/07/2023
522 views
-
Lưu ý khi tính toán bu lông neo chân cột
10/02/2023
375 views
Sản phẩm liên quan
Bulong
Bulong
Bulong
Bulong
Bài viết liên quan
-
Tiêu chuẩn bulong | Bu lông tiêu chuẩn
22/05/2023
1644 views
-
Tác dụng của long đền vênh khi đi cùng bu lông, ốc...
25/03/2023
739 views
-
Quy trình sản xuất bu lông
24/02/2023
730 views
-
Bu lông là gì
14/07/2023
522 views
-
Lưu ý khi tính toán bu lông neo chân cột
10/02/2023
375 views
-
Thép S45C là thép gì?
21/06/2023
361 views
-
Mối ghép bằng bulong là gì?
22/02/2023
280 views
-
Cấu tạo bu lông như thế nào?
17/07/2023
204 views
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.